09:05 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

55.000 lao động nông thôn được dạy nghề

Thứ hai - 26/09/2016 11:31
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đào tạo nghề cho 55.000 LĐNT. Kế hoạch này được triển khai tại 7 quận, huyện còn LĐNT.
Mô hình làm muối trải bạt tại huyện Cần Giờ


Theo đó, LĐNT sẽ được hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học đối với người khuyết tật; 3 triệu đồng/người/khóa học đối với người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân. Người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/người/khóa học và 2 triệu đồng/người/khóa học đối với LĐNT khác.

 

Ngoài ra, UBND thành phố cũng hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân với mức 30.000 đồng/người/ngày thực học. Đồng thời, hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, thành phố đã thực hiện các mô hình dạy nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp  -dịch vụ) tại các huyện xây dựng nông thôn mới. Qua kết quả, hiệu quả đạt được tại các địa phương, thành phố đã chỉ đạo nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả. Cụ thể, huyện Bình Chánh với mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nuôi cá kiểng giúp nông dân mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng rau, đầu tư trang thiết bị nuôi cá.

Huyện Cần Giờ với mô hình muối trên ruộng trải bạt và sản xuất muối trải. Mô hình sản xuất muối sạch là mô hình dạy nghề sát với thực tế làm việc trên địa bàn xã Lý Nhơn, xã Thạnh An. Mô hình nuôi tôm với nhiều hình thức (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm ruộng, nuôi tôm bán công nghiệp), với nhiều chủng loại (tôm sú, tôm thẻ chân trắng…).

Anh Trương Văn Bánh (ấp Đồng Tranh, xã Long Hòa) cho biết, nhờ vốn vay và được học nghề nuôi hàu mà anh đã đầu tư nuôi hàu. Hiện anh có 200.000 vỏ xe thả trên sông Đồng Tranh để nuôi hàu. Mỗi năm anh thu hoạch khoảng 200 tấn hàu, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, huyện Nhà Bè liên kết đào tạo và tuyển dụng với Công ty TNHH Giày Viễn Thịnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tại công ty, người lao động sẽ được học nghề miễn phí, sau khóa học sẽ được nhận vào làm việc tại công ty... Theo bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố giai đoạn 2016 – 2020 vừa được công bố, tỷ lệ có việc làm trên lực lượng lao động nông thôn từ 95% trở lên.

 
Nguồn: danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 147


Hôm nayHôm nay : 37458

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 907577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73954548