21:09 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

6 đề xuất của Việt Nam được CITES COP 18 thông qua

Thứ bảy - 31/08/2019 04:57
Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) lần thứ 18 bế mạc tại Thụy Sỹ và cả 6 đề xuất của Việt Nam đều được thông qua.
Rùa hộp trán vàng Việt Nam.

Ba đề xuất của Việt Nam đề nghị đưa 3 loài rùa từ Phụ lục II lên Phụ lục I gồm: Rùa hộp Việt Nam (tên khoa học là Coura picturata), rùa Trung Bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis), và rùa hộp bua-rê (tên khác là rùa hộp trán vàng) (tên khoa học là Coura bourreti) nhận được đồng thuận cao từ tất cả các nước thành viên.

Cả ba loài rùa loài này đều nằm trong nhóm Cực kỳ nguy cấp trong danh lục đỏ của IUCN. Hai loài đầu là loài đặc hữu chỉ phân bố tại Việt Nam. Mối đe doạ chính đến cả ba loài này là nạn săn bắt trộm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường buôn bán quốc tế các loài thú cưng độc và lạ và/hoặc nhu cầu làm thực phẩm, và mất môi trường sống.

Thạch sùng mí Cát Bà.

13 loài thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaura, phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có ba loài đặc hữu tại Việt Nam là thạch sùng mí Cát Bà (tên khoa học là Goniurosaura catbanensis), thạch sùng mí Hữu Liên (tên khoa học là Goniurosaura huulienensis) và thạch sùng mí lichtenfer (tên khoa học là Goniurosaura lichtenfelderi) đều được các nước thành viên đồng thuận đưa vào Phụ lục II của công ước. Theo Danh lục đỏ của IUCN, 13 loài này này đều nằm ở các nhóm Cực kỳ Nguy cấp hoặc Nguy cấp (3 loài) hoặc Sắp nguy cấp (2 loài).

13 loài cá cóc châu Á giống Paramesotriton phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc bao gồm một loài cá cóc nổi tiếng tìm thấy lần đầu tại VQG Tam Đảo - Cá cóc Tam đảo (tên khoa học là Paramesotriton deloustali) cũng đã đạt được sự ủng hộ tuyệt đối của tất cả các nước thành viên và đã có tên trong phụ lục II.

Cá cóc Tam Đảo.

25 loài cá cóc sần cũng đã được bổ sung vào phụ lục II. Những loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và Trung Quốc, trong đó có một loài cá cóc sần (tên khoa học là Tylototriton vietnamensis) là loài đặc hữu tại Việt Nam. Mối đe doạ chính đối với cá cóc sần là do nạn săn bắt quá mức. Nhu cầu thị trường tăng cao tại các nước thuộc liên minh châu Âu, Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều người tham gia vào việc bắt các loài này khỏi môi trường tự nhiên để kiếm lời.

Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý CITES tại Việt Nam chia sẻ, Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các nước thành viên, đã có những quyết định đúng đắn góp phần giúp Việt Nam trong bảo vệ các loài bò sát, lưỡng cư, đặc biệt các loài đặc hữu nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán trái pháp luật các loài này trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn cộng đồng quốc tế tiếp tục phối hợp, ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát buôn bán quốc tế các mẫu vật động, thực vật hoang dã nguy cấp khác theo quy định của CITES.

NGUYÊN HUÂN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 454974

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73501945