Mục tiêu của hội thảo là hỗ trợ thể chế để phát triển các tổ nhóm nông dân, hội người sản xuất cà phê bền vững, tăng cường mối liên kết giữa nông dân với các chương trình dự án, với doanh nghiệp cà phê và các tổ chức tín dụng. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về tổng quan phát triển bền vững chuỗi ngành hàng cà phê - VCCB với vai trò kết nối nông dân sản xuất cà phê và các tác nhân khác trong chuỗi; đồng thời đánh giá thực trạng và định hướng trong phát triển cà phê của tỉnh Lâm Đồng, những hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất cà phê, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh.
Nhờ chọn chồi giống đầu dòng sạch bệnh để ghép tái canh, vườn cà phê của nhiều hộ nông dân xã Hòa Ninh, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đạt năng suất cao. Ảnh: T.K
Tại hội thảo, đại diện dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) cho biết, đơn vị này sẽ thực hiện hợp phần phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng với việc tạo điều kiện để 69.000ha cà phê của 63.000 hộ nông dân thực hiện quy trình canh tác bền vững (Lâm Đồng có gần 32.000ha cà phê và trên 29.600 hộ nông dân tham gia). Đại diện VnSAT và các đơn vị, doanh nghiệp, nông dân cũng chia sẻ tại hội thảo những khó khăn, bất cập trong trồng, chế biến cà phê hiện nay; đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển cà phê bền vững có lợi nhất cho nông dân…
Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Phó trưởng ban VCCB cho biết, tín dụng phục vụ tái canh cà phê bước đầu đã giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí ưu đãi. Trong thời gian tới, VCCB sẽ nỗ lực kết nối giữa nông dân, nhóm hộ sản xuất, tổ hợp tác và hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua - chế biến cà phê; kết nối giữa người sản xuất, chế biến với các tổ chức tín dụng và sự hỗ trợ đặc biệt của VnSAT để ngành hàng cà phê của Lâm Đồng thực sự phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.
Tác giả bài viết: Trung Kiên
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn