01:20 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

7 nguyên tắc vàng thu tiền tỷ từ chim trĩ của tỷ phú Tây Bắc

Thứ bảy - 26/09/2015 12:40
Nuôi chim trĩ khá đơn giản, nhưng để thành công, thu tiền tỷ từ chim trĩ thì không phải ai cũng làm được. Cần phải nắm được bí quyết riêng, đó chính là chăm sóc chim trĩ từ khi bóc trứng đến 30 ngày tuổi. Nếu giai đoạn này làm không tốt thì coi như thất bại.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Duyên, chủ trang trại chăn nuôi chim, gà quý thu hàng tỷ đồng/năm: Nuôi chim trĩ khá đơn giản nhưng đem lại giá trị cao gấp nhiều lần so với nuôi gà thông thường. Nhưng nuôi chim trĩ cần có kỹ thuật nuôi và kiến thức về chăm sóc chim con sẽ giúp người nuôi đi đến thành công nhanh hơn

1. “Khó khăn nhất trong việc nuôi chim trĩ là trong 30 ngày đầu, nếu không có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc có thể gây thiệt hại rất lớn, nhẹ thì chết 30 – 50%, nặng thì chết cả đàn. Nguyên nhân phần lớn do chưa có kinh nghiệm hoặc sơ ý thiếu cẩn thận đã gây tổn thất rất đáng tiếc với những người mới vào nghề nuôi” – bà Duyên tiết lộ.
 

2. Theo bà Duyên, muốn nuôi thành công được chim trĩ giai đoạn này, cần nắm rõ các nguyên tắc khi úm chim trĩ non. Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24) trong lồng úm để giữ nhiệt ấm cho chim: Trong trường hợp mất điện cần có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, ắc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….). Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật úm chim non.

 

3. Đồng thời, người nuôi luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống. Bởi hệ tiêu hóa của chim trĩ non rất yếu (yếu hơn rất nhiều so với gà) do vậy rất nhạy cảm với môi trường thiếu vệ sinh dẫn đến chim đau bụng, chết không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu của hiện tượng này là chim bị đi ỉa, ướt đít... Do vậy thức ăn cho chim mới nở cần có hàm lượng đạm thấp (nên trộn thêm cám ngô, cám gạo, đậu tương rang chín nghiền sẵn cho chim ăn), nước uống đun sôi để nguội, tìm cách không cho chim dẫm đạp vào máng uống bằng cách bỏ những viên sỏi (tiệt trùng) vào khe máng uống.

 

4. Nguyên tắc nữa là phải giữ môi trường không khí sạch và tránh tiếp xúc với khuẩn lạ: Khuẩn lạ thường đi theo khách xem chim, từ những vật nuôi gia cầm xung quanh, hoặc từ chim tự nhiên bay tới… Do vậy, cần hạn chế tối đa người ra vào xem chim non, với người chăm sóc chim non cần cắt cử một người chuyên biệt, phải có trang phục riêng mỗi khi vào chăm chim non, không để người chăm chim ở chuồng khác vào khu vực úm chim non...
 

5. Đối với việc làm thuốc phòng cần đúng lịch và đúng cách. Theo bà Duyên, việc làm thuốc đúng lịch cho chim là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ làm làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì mới có tác dụng và hiệu quả, nếu không chim sẽ chết sau khi làm thuốc. Nếu tình trạng sức khỏe của chim không tốt, cần tìm cách cải thiện sức khỏe cho chim, hoặc những con chim có bệnh cần chữa bệnh cho chim trước rồi làm thuốc phòng dịch. Trong trường hợp nguy cấp cần kết hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch. Cần tham khảo thêm từ các bác sỹ thú y có kinh nghiệm về gia cầm tại địa phương.

 

 

6. Ngoài ra trong quá trình nuôi, cần hạn chế vận chuyển, di chuyển chim non từ 2 ngày đến 30 ngày tuổi, đặc biệt tránh mang chim ở giai đoạn này đi quá xa: Việc vận chuyển chim non đi xa chỉ nên làm đối với chim mới bóc trứng (kỹ thuật khá phức tạp, chỉ những người chuyên chim con gà con mới giảm thiểu được chết và hao hụt khi vận chuyển đi xa đối với chim bóc trứng), còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
 

“Với chim sau 1 tháng tuổi, trước khi chuyển phải cho uống thuốc trước khi đem đi, sau khi về tới trại mới cũng cần bổ trợ thêm thuốc để chim không bị ngã nước hoặc sinh bệnh” – bà Duyên chia sẻ.
 

7. Nguyên tắc cuối cùng là phương pháp tách riêng và chia đàn. Đối với những con nhiễm bệnh cần nhốt riêng để tránh lây lan, nới rộng lồng úm hoặc tách đàn theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ, cắn nhau. Đồng thời những con bị bệnh cần xác định các bệnh và điều trị kịp thời.

Theo Danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chim trĩ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 316


Hôm nayHôm nay : 35112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 407939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73454910