05:33 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

9 loài thực vật có thể gây chết người đáng sợ nhất thế giới

Thứ tư - 26/07/2017 22:06
Manchineel xếp đầu bảng trong danh sách thực vật nguy hiểm nhất thế giới do chứa chất độc gây chết người ở tất cả các bộ phận.
1
Cây phụ tử, có danh pháp khoa học là Aconitum napellus, thường mọc nhiều ở Trung và Nam Âu, theo IFL Science. Cây Monkshood chứa độc tố aconitine ở tất cả các bộ phận, khiến nạn nhân bị ngộ độc nặng khi vô tình ăn phải hoặc chạm vào nó. Ảnh: Flickr.

 

Cây thầu dầu, tên khoa học Ricinus communis, chứa nhiều chất ricin gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tom Ombrello, giáo sư sinh vật học tại Trường Cao đẳng Union, Mỹ, cho biết các triệu chứng ngộ độc thầu dầu bao gồm kích ứng dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, đau bụng, tăng nhịp tim, huyết áp thấp, đổ mồ hôi, co giật và có thể tử vong sau vài ngày. Ảnh: Flickr.
Cây thầu dầu, tên khoa học Ricinus communis, chứa nhiều chất ricin gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tom Ombrello, giáo sư sinh vật học tại Trường Cao đẳng Union, Mỹ, cho biết các triệu chứng ngộ độc thầu dầu bao gồm kích ứng dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, đau bụng, tăng nhịp tim, huyết áp thấp, đổ mồ hôi, co giật và có thể tử vong sau vài ngày. Ảnh: Flickr.

 

 

Cây cicuta là loài cây có hoa nhỏ màu trắng. Đây là một trong những cây độc phổ biến nhất ở Mỹ và Anh. Người ăn phải nó sẽ bị động kinh, dẫn đến tử vong. Ảnh: Wendellsmith.
Cây cicuta là loài cây có hoa nhỏ màu trắng. Đây là một trong những cây độc phổ biến nhất ở Mỹ và Anh. Người ăn phải nó sẽ bị động kinh, dẫn đến tử vong. Ảnh: Wendellsmith.

 

 

Cà độc dược lùn (Datura stramonium) chứa các hợp chất như scopolamine và atropine gây ra ảo giác, giống thành phần trong cây hoa loa kèn độc. Khi bị ngộ độc cà độc dược lùn, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng và cổ khô đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương có thể gây tử vong. Ảnh: Seeds.
Cà độc dược lùn (Datura stramonium) chứa các hợp chất như scopolamine và atropine gây ra ảo giác, giống thành phần trong cây hoa loa kèn độc. Khi bị ngộ độc cà độc dược lùn, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng và cổ khô đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương có thể gây tử vong. Ảnh: Seeds.

 

 

Cây Dendrocnide moroides, hoặc Gympie Gympie, là loài thực vật sống ở Australia. Toàn bộ thân cây và lá được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ, chứa chất độc, có khả năng đâm vào da người nếu vô tình chạm phải. Nếu những chiếc lông này không được loại bỏ sớm khỏi da, chúng sẽ gây đau đớn dữ dội trong nhiều tháng. Ảnh: Flickr.
Cây Dendrocnide moroides, hoặc Gympie Gympie, là loài thực vật sống ở Australia. Toàn bộ thân cây và lá được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ, chứa chất độc, có khả năng đâm vào da người nếu vô tình chạm phải. Nếu những chiếc lông này không được loại bỏ sớm khỏi da, chúng sẽ gây đau đớn dữ dội trong nhiều tháng. Ảnh: Flickr.

 

 

Ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum) gây độc cho các loài động vật khác theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da sẽ phản ứng với ánh sáng Mặt Trời gây bỏng. Cây sinh ra độc tố để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật gây hại. Ảnh: Debbcollins.
Ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum) gây độc cho các loài động vật khác theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da sẽ phản ứng với ánh sáng Mặt Trời gây bỏng. Cây sinh ra độc tố để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật gây hại. Ảnh: Debbcollins.

 

 

Cây mắt búp bê, tên khoa học Actaea pachypoda, là loài cây thân cỏ sống trong những khu rừng ở phía đông và phía bắc khu vực Bắc Mỹ. Quả của chúng màu trắng, có núm màu đen trông rất giống con mắt. Nếu một người nào đó vô tình ăn phải, quả này lập tức gây suy tim, khiến tim ngưng đập và nạn nhân tử vong rất nhanh. Ảnh: Flickr.
Cây mắt búp bê, tên khoa học Actaea pachypoda, là loài cây thân cỏ sống trong những khu rừng ở phía đông và phía bắc khu vực Bắc Mỹ. Quả của chúng màu trắng, có núm màu đen trông rất giống con mắt. Nếu một người nào đó vô tình ăn phải, quả này lập tức gây suy tim, khiến tim ngưng đập và nạn nhân tử vong rất nhanh. Ảnh: Flickr.

 

 

Cây Aristolochia clematitis là loài cây dây leo mọc ở châu Á, Trung và Nam Âu. Mặc dù được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, hợp chất axit aristolochic trong rễ và thân cây có thể gây suy thận. Ảnh: Wikimedia.
Cây Aristolochia clematitis là loài cây dây leo mọc ở châu Á, Trung và Nam Âu. Mặc dù được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, hợp chất axit aristolochic trong rễ và thân cây có thể gây suy thận. Ảnh: Wikimedia.

 

 

Manchineel là cây nguy hiểm nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Chúng sống trong môi trường đất cát và rừng ngập mặn ở South Florida, Mỹ, vùng Caribbean, Trung Mỹ, phía bắc khu vực Nam Mỹ. Nhiều cây manchineel được dán biển thông báo để người dân nhận biết và tránh xa. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Thực phẩm Florida (IFAS), Mỹ, việc tiếp xúc và ăn bất kỳ bộ phận nào của cây đều có thể gây tử vong, bao gồm vỏ cây, lá và nhựa cây. Cây manchineel chứa hỗn hợp các chất độc bao gồm hippomanin A và B cũng như một số chất độc khác chưa được xác định. Ảnh: Jason Hollinger.
Manchineel là cây nguy hiểm nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Chúng sống trong môi trường đất cát và rừng ngập mặn ở South Florida, Mỹ, vùng Caribbean, Trung Mỹ, phía bắc khu vực Nam Mỹ. Nhiều cây manchineel được dán biển thông báo để người dân nhận biết và tránh xa. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Thực phẩm Florida (IFAS), Mỹ, việc tiếp xúc và ăn bất kỳ bộ phận nào của cây đều có thể gây tử vong, bao gồm vỏ cây, lá và nhựa cây. Cây manchineel chứa hỗn hợp các chất độc bao gồm hippomanin A và B cũng như một số chất độc khác chưa được xác định. Ảnh: Jason Hollinger.

 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 44106

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1662214

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63744436