08:24 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

An Giang: Phu thê quyết làm giàu bằng nghề...vác nặng

Thứ bảy - 28/12/2019 21:56
Khởi nghiệp chỉ với 3 triệu đồng cùng vô vàn khó khăn, nhưng một người con ở vùng đất Thoại Sơn (An Giang) đã từng bước vươn lên, phấn đấu làm giàu bằng nghề làm cối đá truyền thống của địa phương.

Quyết tâm bám nghề

Làm cối đá vốn là cái nghề đã từng ăn vào máu thịt của người dân thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Có gia đình đã trải qua 3-4 đời “bám víu” với nghề. 20 năm trước, khi địa phương cho ngưng việc khai thác đá, nhiều gia đình buộc phải chuyển sang nghề khác. Từ đó, nghề làm cối đá cũng đứng trước nguy cơ bị mai một.

 an giang: phu the quyet lam giau bang nghe...vac nang hinh anh 1

Ạnh Sĩ chọn khởi nghiệp từ nghề mà nhiều người vẫn gọi vui là “đục đá kiếm cơm”. Ảnh: M.A.

Từng phải rời quê để lập nghiệp, mưu sinh thế nhưng anh Nguyễn Ngọc Sĩ (1983, ngụ huyện Thoại Sơn) lại quyết tâm trở về quê hương để làm việc “không giống ai”. Đó là vực dây cái nghề của ông cha để lại - nghề làm cối đá vang danh một thời. Dù chỉ mới bén duyên với nghề 3 năm, nhưng những chiếc cối đá do anh làm ra vô cùng tinh xảo và bắt mắt. Anh là một trong số ít người vẫn bám trụ với nghề mà nhiều người vẫn gọi vui là “đục đá kiếm cơm”.

Anh Sĩ cho hay: “Nghề làm cối đá do ba tôi truyền dạy. Nghề này trước đây làm không có ăn do làm bằng tay, 1 ngày chừng 1-2 cái cối là nhiều. Còn bây giờ làm bằng máy nên số lượng và giá trị được nâng lên, nhờ đó thu nhập ổn định hơn. Nếu chịu khó thì ngày nào cũng có việc để làm”.

 an giang: phu the quyet lam giau bang nghe...vac nang hinh anh 2

 an giang: phu the quyet lam giau bang nghe...vac nang hinh anh 3

Anh Sĩ thổi hồn vào những phiến đá vô tri. Ảnh: M.A.

Trong khuôn viên nhỏ sau nhà chừng vài chục mét vuông, ngày ngày chàng trai này vẫn miệt mài với công việc của mình. Hết khoan, cắt, rồi lại đục đẽo,…. tất cả các công đoạn đều được anh làm rất tỉ mỉ.

Đòi hỏi sự công phu

Theo anh Sĩ, để làm nên 1 chiếc cối đá hoàn chỉnh phải trải qua gần chục công đoạn và tùy theo kích cỡ mà người thợ phải mất từ 2-4 tiếng đồng hồ mới hoàn thành. Ngày xưa tất cả các công đoạn chủ yếu làm bằng tay nên nhọc nhằn gấp trăm lần. Giờ đây khi có máy móc phụ giúp, nên công việc mài nhẵn lòng và bề mặt cối dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để làm ra được 1 chiếc cối đẹp thì cũng lắm công phu.

 an giang: phu the quyet lam giau bang nghe...vac nang hinh anh 4

Theo anh Sĩ, khó nhất phải kể đến công đoạn tạ mặt cối, lòng cối, đây là công đoạn đòi hỏi người thợ phải cân chỉnh chính xác, chỉ một sơ suất nhỏ thì sẽ làm hỏng khối đá đó. Ảnh: M.A.

Trao đổi với chúng tôi, anh Sĩ cho hay: “Quan trọng nhất là khâu làm mặt, quan trọng phải làm láng. Làm cối cần sự tỉ mỉ, làm chậm từng bước để tạo độ láng mịn”.

Dù chẳng có khuôn mẫu, thế nhưng qua đôi bàn tay tài hoa của chàng trai này, chẳng mấy chốc những phiến đá thô sơ đã trở thành một chiếc cối vô cùng đẹp mắt. Yếu tố chính để làm cối đẹp là nhờ đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ và tập trung cao độ của người thợ.

 an giang: phu the quyet lam giau bang nghe...vac nang hinh anh 5

 an giang: phu the quyet lam giau bang nghe...vac nang hinh anh 6

Về cơ bản cối đá có 2 loại: Loại lớn và loại nhỏ. Loại lớn có đường kính khoảng 35cm và loại nhỏ có đường kính khoảng 10cm. Giá mỗi chiếc cối dao động từ 100.000-600.000 đồng. Ảnh: M.A.

Theo anh Sĩ, để làm nên 1 chiếc cối đẹp, khâu chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng. Loại đá được chọn phải là đá nguyên khối, không có thớ và không xuất hiện vết nứt… có như vậy khi chế tác mới không bị vỡ, sức bền chịu lực tốt. Chính vì vậy, anh chọn loại đá hoa cương, được mua ở hòn Sóc, tỉnh Kiên Giang. Đá ở đây có vân đẹp, độ bóng cao, hoa văn rõ ràng, nổi bật, nên được nhiều người ưa chuộng.

“Từ hồi làm cối đến bây giờ cuộc sống tương đối đầy đủ. Lúc mới khởi nghiệp thì hai vợ chồng không có tiền, phải mượn ông anh 3 triệu làm vốn, còn bây giờ tất cả chi phí cộng lên khoảng 60 triệu đồng. Ban đầu làm rất khó khăn, về sau khi bỏ mối cho đại lý thì kinh tế ổn định hơn nhiều” - anh Sĩ bộc bạch.

Dù chỉ gắn bó với nghề chỉ vài năm nhưng dưới bàn tay điệu nghệ, anh Sĩ đã “biến hóa” những khối đá “vô hồn” trở thành sản phẩm cối đá tinh xảo.

Mai Anh - Chúc Ly/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/an-giang-phu-the-quyet-lam-giau-bang-nghevac-nang-1044937.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385


Hôm nayHôm nay : 45649

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 605919

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70833234