14:37 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Anh Thấm "liều" và hợp tác xã 10 tỷ đồng

Thứ hai - 24/04/2017 04:29
Với phương thức sản xuất quy mô lớn, mô hình hợp tác xã (HTX) làm thuê cho nông dân (ND) là cách làm táo bạo và “liều” của anh Huỳnh Thanh Thấm - Giám đốc HTX Đức Huệ tại xã Mỹ Quý (Tháp Mười, Đồng Tháp).

Cách làm của anh Thấm giúp ND không phải lo lắng về “đầu vào, đầu ra”. Sản phẩm thu về còn cao hơn do chính ND làm.

Ý định làm thuê cho dân bị dân… phản đối

HTX Đức Huệ đã giải quyết cho hơn 200 lao động thường xuyên có thu nhập hàng trăm nghìn đồng mỗi ngày và các dịch vụ phun xịt, bón phân, thu hoạch, vận chuyển lúa gạo đến kho, nhà máy đã giải quyết tốt lao động nhàn rỗi của địa phương.

Thành lập giữa năm 2013, HTX Đức Huệ có 67 thành viên, vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng, sản xuất trên diện tích hơn 550ha; cung ứng hơn 11 loại dịch vụ nông nghiệp như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, bơm, rút úng…

Nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ sẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao, chỉ có sản xuất với quy mô lớn mới có thể giảm giá thành và tăng lợi nhuận, HTX Đức Huệ của anh Thấm lên ý tưởng ký hợp đồng sản xuất lúa thuê trọn gói.

ND chỉ cần giao ruộng và chi phí đầu tư 22 triệu đồng/ha/vụ cho HTX, cuối vụ HTX sẽ giao lại lúa với năng suất 7 tấn/ha. Cách thuê của HTX Đức Huệ cao hơn giá thị trường khoảng 10 triệu đồng/ha.

Bước đầu, ý tưởng “táo bạo” của anh Thấm không nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh, các chuyên gia về nông nghiệp vì đây là cách làm mang nhiều rủi ro, nếu thất bại sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của các xã viên.

Hơn ai hết, chính bản thân anh Thấm cũng phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề nếu thất bại, bởi tài sản của gia đình đều đã thế chấp lấy tiền thuê đất canh tác của ND.

Bỏ qua mọi lời “can gián” với những lý lẽ phân tích, mổ xẻ của các chuyên gia, anh Thấm vẫn quyết tâm và thực hiện mô hình với niềm đam mê, lòng tin và cách làm khoa học, sáng tạo của mình để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

“Việt Nam là nước nông nghiệp, vì thế chúng ta phải khai thác nông nghiệp theo chiều sâu, khi làm phải dùng hết tâm huyết, tài lực, vật lực để làm. Đây là cách để giải bài toán về giá thành sản phẩm” - Anh Thấm chia sẻ.

Dù được xem là làm “liều” nhưng kết quả thu hoạch sau các vụ đa số đều ở mức 7 - 8,5 tấn/ha, chỉ có vụ 3 ở mức 5,8 - 6 tấn/ha. Sau khi hoàn thành các công tác thu chi, nghĩa vụ cam kết với ND, HTX thu lãi không cao.

Thế nhưng, kết quả lớn nhất mà anh Thấm chứng minh cho ND thấy đó là niềm tin, sự kiên trì và giá thành sản phẩm thấp hơn so với phương thức sản xuất nhỏ lẻ.

“Tham gia mô hình sản xuất lớn, ND không tốn công chăm sóc lúa, nhưng vẫn được sản lượng ổn định và không phải lo tìm đầu ra cho lúa.

Bên cạnh đó, ND có thể tranh thủ thời gian làm thêm các công việc khác hoặc làm thuê cho HTX để kiếm thêm thu nhập” - anh Thấm cho biết.

Tích tụ nhưng không làm dân… mất đất

Anh Tham 'lieu' va hop tac xa 10 ty dong - Anh 2

Anh Huỳnh Thanh Thấm kiểm tra chất lượng giống trước khi xuống giống. Ảnh: C.T

Hiện tại, HTX Đức Huệ quản lý và khai thác 300ha đất trồng lúa có hệ thống đê bao khép kín, tưới tiêu bằng trạm bơm hiện đại, các khâu bón phân, phun thuốc… đều được thực hiện đồng bộ và khoa học.

Không những thế, việc sản xuất với quy mô lớn đã giúp giảm được chi phí đầu tư, năng suất cao hơn so với ND làm bên ngoài với mức chi phí thấp hơn từ 15 - 20%; sau khi lúa được đưa vào các nhà máy chế biến gạo của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với giá cao hơn 10% so với gạo cùng loại.

Ông Phạm Văn Dư - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) từng nhận định, đây là hình thức hợp tác với mục đích tích tụ ruộng đất - hình thức vẫn giữ được quyền sở hữu của người ND, đa dạng hình thức sản xuất, và đây là hình thức hợp tác cần phát huy.

Những kết quả bước đầu đã “chứng minh” cách làm của anh Thấm là đúng đắn và khẳng định việc sản xuất quy mô lớn giúp ND giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, do đây là bước đầu sản xuất nên vẫn còn khá nhiều khó khăn trong việc quản lý nhân sự, yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu vào và chất lượng đầu ra cũng như lợi nhuận cho ND và xã viên.

Sản xuất sạch và an toàn là tiêu chí hàng đầu của HTX Đức Huệ. HTX sử dụng chế phẩm sinh học, giảm lượng phân hóa học và đảm bảo thời gian cách ly an toàn với thuốc hóa học là 1 tháng trước khi thu hoạch nhằm đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn trồng lúa sạch.

Hiện tại, HTX Đức Huệ sử dụng 400ha đất thuê của doanh nghiệp và ND các xã Phú Thọ (150ha), Phú Đức (150ha), Phú Thành (40ha) và thị trấn Tràm Chim (60ha) của huyện Tam Nông để sản xuất lúa sạch với chi phí ở mức 13 - 15 triệu đồng/ha/vụ.

HTX đã sản xuất những giống lúa chủ lực như: Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 4900, Nàng Hoa 9… theo các đơn đặt hàng của Công ty TNHH Phát Tài, Công ty Lương thực Đồng Tháp, Công ty Lương thực Tiền Giang và một số công ty khác với giá bằng hoặc cao hơn 200 đồng/kg so với giá lúa thị trường.

Không những thế, HTX Đức Huệ còn cung ứng hơn 500 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cung cấp hàng trăm tấn lúa mỗi năm với tổng doanh thu giao dịch hàng năm lên đến 100 tỷ đồng.

Anh Thấm cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý sản xuất, sản xuất lúa sạch đảm bảo chất lượng cao và an toàn để nâng sức cạnh tranh và giá trị của gạo Việt Nam so với thế giới.

Nói về kế hoạch phát triển HTX, anh Thấm đùa: Giờ mọi người gán cho tôi biệt danh Thấm “liều” thì mình phải liều tiếp thôi. Tôi có một ấp ủ là sẽ tiếp tục thuê thêm ruộng đất của bà con ND các vùng khác để cùng hợp tác làm ăn.

Nếu để mỗi hộ có 1-2 mảnh ruộng, người cấy giống nọ, người cấy giống kia; người xuống giống tháng 4 người xuống giống tháng 5 làm gì có sản phẩm lúa gạo phù hợp với thị trường. Chỉ có cách tất cả cùng làm ăn với nhau trên một quy trình khép kín, thống nhất mới mong hết nghèo được”.

Theo PV/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 826374

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73873345