10:18 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ao làng - nét hồn quê đang lùi vào kí ức

Thứ bảy - 06/10/2018 01:38
Những cái ao làng đã dần đi vào kí ức của người dân, nét quê cũng mai một dần…trẻ con bây giờ muốn biết bơi phải đến với các hồ bơi mới có thể tập bơi được.

LTS: Ao làng là nơi lưu giữ những kỉ niệm, kí ức tuổi thơ sâu đậm của mỗi con người, và nó càng trở nên đặc biệt hơn đối với những người con xa quê.

Chia sẻ về hình ảnh những chiếc ao làng - nét hồn quê đang lùi vào kí ức, tác giả Khánh Văn đã có bài viết.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Từ lâu, hình ảnh những ao làng đã tạo nên một nét văn hóa rất đặc trưng cho người dân thôn quê ở nước ta, nhất là khu vực các tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Thế nhưng, những cái ao làng đã dần dần được lấp lại để nhường chỗ cho những ngôi nhà mới được mọc lên.

Giờ đây, làng quê đã đổi thay, đã đẹp hơn rất nhiều. Những ngôi nhà cao tầng được xây dựng, những con đường làng được bê tông hóa thẳng dài hun hút, đêm đến, điện đường sáng choang…

Thế nhưng, có lẽ trong lòng mỗi người đã sống, đã lớn lên ở miền quê thuở trước vẫn luôn nhớ về những cái ao làng, ở đó là những ký ức xa xôi, chất chứa nhiều kỉ niệm hồn nhiên của những ngày thơ bé mà có lẽ nhiều người đi xa khi trở về quê nhà đều cảm thấy tiếc nuối, ngẩn ngơ khi những cái ao làng không còn nữa.

Ao làng gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn (Ảnh minh họa: http://giadinhvatreem.vn).

Nhiều năm xa quê, mỗi lần về thăm quê hương mình, tôi đều cảm nhận thấy có nhiều những thay đổi.

Sự mừng vui trong lòng cũng rất nhiều nhưng trong tôi vẫn da diết nhớ về những cái ao làng trong kí ức tuổi thơ của mình. Ao làng của cái thuở xa xưa thật thân thương và gần gũi.

Thuở ấy, hình như ở đồng bằng thì nhà nào cũng có một cái ao bên nhà, rồi ao của hợp tác xã. Ao không chỉ giúp cho người nông dân tắm giặt, rửa ráy hàng ngày mà những cái ao làng đó còn giúp cho người nông dân tưới rau hay mỗi lần mưa gió có nơi tiêu nước…

Cái thuở xưa xa ấy, những vùng quê nghèo làm gì có nước máy, làm gì có giếng khoan hay nhà tắm được trang bị những thiết bị hiện đại như bây giờ.

Vì thế, mỗi khi nóng nực hay những buổi chiều tà sau mỗi ngày làm việc nặng nhọc thì mọi người lại ra cầu ao tắm giặt.

Mấy đứa trẻ con chúng tôi lại nhảy ùm xuống ao nhà mà bơi lội thỏa thích. Chúng tôi ngụp lặn trong làn nước được quẫy đạp đục ngầu.

Vậy mà thích mà yêu cái mùi bùn xen những cánh bèo tây (lục bình) ngai ngái đang vươn lên những cánh hoa tím biếc.

Những buổi trưa nắng, mấy đứa con nít trong làng lại tìm đến những bụi cây cao bên bờ ao để câu tôm, câu cá.

Cái thích thú nhất của lũ trẻ là mỗi lần nhìn thấy cái phao của cần câu nhấp nháy trên mặt nước. Cầm cái cần câu nhử nhử để cho tôm, cá cắn câu là giật cần câu lên bờ. Mỗi buổi ngồi câu như vậy là được một mẻ tôm cá tươi ngon cho cả gia đình ăn buổi tối.

Khi đó, sao mà tôm, tép, cua, ốc lại nhiều đến thế nên đám trẻ con chúng tôi cũng có muôn vàn chiêu trò để bắt nó. Lúc thì câu, lúc kéo te, lúc làm cái súc đi dọc bờ ao là bữa ăn gia đình được cải thiện.

Ngày hè xưa và nay

 

Ngày mưa, dù to đến mấy nhưng mưa xong là nước rút tức thì, chỉ có những đợt mưa kéo dài ngày mới gây ngập lụt.

Những lúc đó, nhìn những con cá bơi lội trên đường thật thích mắt, lũ trẻ chạy theo đuổi bắt hay cầm cái nơm để úp lia lịa trên đường làng.

Nhiều đêm ngủ dậy, thấy từng đàn cà rô theo làn nước bơi ngược lên sân nhà đang nhảy đạp, con nào con nấy to đùng, béo tròn, bắt đến sướng tay.

Gặp những ngày mưa lụt như thế, rau cỏ cũng đâu còn, thế là những con cá rô đó đem nấu canh chua hay kho với khế trong vườn.

Vị chua của khế, vị tanh của cá được hòa lẫn vào nhau tạo nên một món ăn thơm ngon đến lạ thường…

Điều mà ai cũng thích thú với những ao làng xưa là người dân quê thường có thói quen trồng xung quanh bờ ao nhiều loại cây trái để con cháu có cái ăn. Nào là dừa, là ổi, là khế, là sung… Mỗi lần trèo lên lấy dừa, từng quả dừa rơi tõm xuống ao, nước bắn lên tung tóe trông đẹp mê hồn.

Hay, những lúc những đứa trẻ chúng tôi đu mình với những quả ổi thơm vàng đang đung đưa trước gió thật thích thú vô cùng.

Nhưng, có lẽ đẹp nhất là bên bờ ao, những giàn mướp mùa hạ trổ hoa vàng hòa trong cái nắng lung linh, rực rỡ. Rồi, chuồn chuồn, bướm, ong… bay qua, bay lại, lúc bay, lúc đậu trên những cánh hoa mướp vàng đung đưa trong nắng.

Bây giờ…làng quê thay đổi, đất chật, người đông, nhất là đất mặt đường ngày càng có giá trị thì những cái ao xưa đã bị các gia đình lấp lại chia lô bán hết.

Mặt đường quê bây giờ cũng như mặt đường phố, nhà cửa cũng san sát. Người ta không cần ao nữa, hay đúng hơn là không còn ao để sử dụng nữa.

Nước sinh hoạt thải ra không có đường để thoát, nhiều khu vực chảy ra lênh láng từ nhà này sang nhà khác, từ trong nhà ra ngoài đường. Ngày mưa thì chỉ cần mưa nhỏ là trở nên ngập lụt bởi chẳng có nơi nào để tiêu nước.

Nhà làm sau bao giờ cũng làm móng nhà cao hơn những nhà làm trước. Đương nhiên, mưa lớn là nước chảy vào nhà có nền đất thấp hơn. Tự dưng, ở quê mà cũng sinh ra ngập cục bộ dù không phải là lũ lụt…

Những cái ao làng bây giờ dù vẫn còn nhưng đó lại là những gia đình ở xa mặt đường, ở trong những ngõ sâu, đất không có giá trị.


Khi ao đã được xây dựng kiên cố thì tôm cá cũng không còn nhiều. Nhất là không có sự trao đổi nước qua lại giữa các ao với nhau như xưa nên đa phần là ao tù, nước rất dơ bẩn. Chỉ có khi mưa lớn thì nước mới được thay đổi ít nhiều.Nhưng, ao làng bây giờ cũng được kè đá, xây gạch gọn gàng nên cũng mất đi cái hồn quê vốn có.

Vì thế, trẻ con bây giờ cũng chẳng đứa nào có đủ dũng khí dám xuống ao tắm nữa…Hơn nữa, giờ đây đa phần các gia đình đã có nhà tắm, đã có giếng khoan hay nước máy để dùng, trẻ nhỏ cũng tắm trong nhà tắm kín đáo, khang trang….

Những cái ao làng đã dần đi vào kí ức của người dân, nét quê cũng mai một dần…trẻ con bây giờ muốn biết bơi phải đến với các hồ bơi mới có thể tập bơi được.

Theo Giáo dục

Hơn nữa, chúng nó cứ mải mê học hành, thành ra những thú vui tầm thường như như xưa ông bà, cha chú nó ngày xưa không còn nữa.

Vả lại, những cái ao tù bây giờ đâu còn sức hút được mấy đứa trẻ nữa khi điều kiện kinh tế đã đủ đầy.

Mỗi lần về quê, đứng giữa làng quê mà cứ như đang đi ở giữa phố phường bởi quê bây giờ cũng có khác gì phố phường đâu. Bỗng nhiên, nhớ đến những ngày ngụp lặn trong cái ao làng xưa cũ.

Chính những ao làng thuở nào đã tắm mát, nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ cho bao đời dân quê trưởng thành, khôn lớn... để bây giờ chỉ còn lại một kí ức da diết nhớ mà thôi!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240


Hôm nayHôm nay : 107422

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 817536

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73864507