04:09 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Bà đỡ" cho nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật - 09/09/2018 22:39
Thời gian qua, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã mang lại giá trị kinh tế cao. Để thúc đẩy loại hình này, trong những năm qua, Hội Nông dân Hà Nội luôn hỗ trợ hội viên, nông dân với nhiều hình thức thiết thực, cụ thể...
 

 

Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng công nghệ cao do Hội Nông dân xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) hỗ trợ.

Nông dân hào hứng

Để thúc đẩy nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, ngoài tập huấn, cho vay vốn, Hội Nông dân còn có nhiều chương trình đưa nông dân đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài. Trong số đó phải kể đến anh Nguyễn Hoàng Long (Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long, huyện Thanh Oai), nhờ được tham quan châu Âu, anh đã xây dựng trang trại lợn khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến... tạo nên thương hiệu lợn sinh học A-Z được nhiều người biết đến.

Ngoài việc đưa đi học tập ở nước ngoài và tham quan các mô hình ứng dụng công nghệ cao tại TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng…, Hội Nông dân Hà Nội đã hỗ trợ nhiều nông dân trên địa bàn thành phố sản xuất hiệu quả. Đơn cử là mô hình trồng cây dưa lưới tại xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ) với 8 thành viên tham gia đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, trong đó Hội Nông dân huyện Chương Mỹ hỗ trợ nguồn vốn vay 150 triệu đồng. 

Anh Trương Viết Huấn, hội viên Hội Nông dân xã Hợp Đồng cho biết: “Chúng tôi triển khai mô hình trồng cây dưa lưới "Kim Thiên Hoàng" theo quy trình sản xuất VietGAP trên diện tích 2.500m2, quy mô 5.000 cây. Sau gần 4 tháng, ngay từ lứa đầu đã được các hệ thống siêu thị như: Coopmart, Big C... thu mua, thu nhập đạt hơn 200 triệu đồng/lứa. Mỗi năm sản xuất được 3 lứa dưa với khối lượng khoảng 7 tấn, cho thu nhập gần 700 triệu đồng. Thành công này khiến các thành viên tham gia rất phấn khởi"...

Tương tự, mô hình trồng rau, củ, quả của gia đình anh Nguyễn Văn Bách ở xã Phù Lưu (huyện Ứng Hòa) đã được Hội Nông dân huyện Ứng Hòa hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất. Năm 2016, sau khi tham quan học tập thực tế, anh Bách đã mạnh dạn xây dựng nhà kính trồng rau, quả an toàn quy mô 3.000m2 với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Sau thời gian trồng thử nghiệm, hiện nay, mô hình trồng rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao của anh Bách đạt 350-400 triệu đồng/vụ...

Trên đây chỉ là 3 trong số hàng trăm mô hình nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả. Khác với nhiều địa phương do doanh nghiệp làm chủ thì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội có tới hơn 80% do người nông dân làm chủ và mức đầu tư khoảng 1-5 tỷ đồng.

Cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách

Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Lê Trọng Khuê khẳng định, để các mô hình nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chế biến, Hội Nông dân Hà Nội đã đa dạng các phương thức hỗ trợ nông dân, từ vay vốn, tập huấn khoa học - kỹ thuật đến xây dựng thương hiệu. 

Qua thực tế, Hội đã hỗ trợ xây dựng thành công nhiều nhãn hiệu tập thể tại các huyện và đang phát triển rất hiệu quả như: Rau hữu cơ Thanh Xuân, gà đồi Ba Vì, phật thủ Hoài Đức… góp phần nâng tỷ trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố đạt khoảng 30%. Mặc dù quy mô còn nhỏ, nhưng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội đã cho năng suất cao hơn phương thức sản xuất truyền thống 10-12%, giá trị kinh tế gia tăng 25-30%...

Theo đánh giá của Hội Nông dân TP Hà Nội, hiện nay, nhiều hội viên đã nhận thấy lợi ích trong việc đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp, hợp tác xã, việc đầu tư công nghệ cao khá bài bản; riêng nông hộ nhỏ, lẻ thì thực hiện còn hạn chế, không đồng bộ do thiếu vốn. Đây là một trong những khó khăn trong tiêu thụ, vì với sự đầu tư “nửa vời” thì chất lượng sản phẩm chưa thật sự tốt và giá thành còn khá cao. 

Để khuyến khích nông dân phát triển công nghệ cao trong sản xuất, Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ nông hộ tiếp cận vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện tích lũy đất đai, mở rộng quy mô sản xuất… Thành phố cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời, đẩy mạnh khởi nghiệp cho nông dân gắn với đổi mới sáng tạo, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, huy động đa dạng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao…

Để tạo đột phá cho nông nghiệp công nghệ cao, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đề nghị Hội Nông dân TP Hà Nội nói riêng và các đơn vị liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân hiểu rõ về các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. 

Với Hội Nông dân, ngoài tích cực, mạnh dạn hỗ trợ về vốn cho các mô hình điểm, cần tổ chức tham quan, nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả, có sức đầu tư vừa phải để nông dân dễ dàng học tập và áp dụng...

Tác giả bài viết: Bạch Thanh

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 402

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 401


Hôm nayHôm nay : 56578

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71256061