03:20 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Báo động ô nhiễm nông nghiệp

Chủ nhật - 11/12/2016 09:01
Ghi nhận của nhiều tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, mức độ ô nhiễm trong ngành Nông nghiệp đang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người nông dân.

Nhiều nơi, đất và nước đã quá sức chịu tải

Tại hội thảo tham vấn về ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, ngày 8/12, TS. Nguyễn Thế Hinh, chuyên gia nông nghiệp nhận định: Ngành chăn nuôi đang có xu hướng dịch chuyển, chuyển đổi sang chăn nuôi thâm canh. Cùng xu hướng này là sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí ngày càng nghiêm trọng, kể cả ở những trang trại và nông hộ đã có biện pháp xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi thông qua công nghệ khí sinh học (biogas). Mặt khác, các quy định về quản lý môi trường chăn nuôi còn quá cao, chưa sát với thực tế dẫn đến tất cả các hộ chăn nuôi, trang trại đều không đạt tiêu chuẩn.

"Chăn nuôi nhỏ vẫn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân trong giai đoạn tái cơ cấu, chuyển dịch dần cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn thông qua biện pháp khí sinh học và kết hợp các công nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, vừa đảm bảo các chỉ tiêu môi trường ở mức độ chấp nhận được."

Chuyên gia WB khuyến nghị

Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp và dược phẩm đang đặt ra báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Đặc biệt, hoạt động chăn nuôi bò sữa thương mại ở các địa phương, nhất là tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM đã và đang khiến nguồn chất thải vượt quá khả năng chịu tải, gây ô nhiễm môi trường mặt đất và mặt nước nghiêm trọng.

Thông tin từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cũng cho hay: Người dân ngày càng có xu hướng thích sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rẻ tiền, công dụng mạnh nhưng lại ít quan tâm đến an toàn môi trường. Ước tính có tới 80% thuốc BVTV tại Việt Nam đang được sử dụng sai mục đích; nhiều loại đã lạc hậu, có độ độc cao. Theo TS. Mai Văn Trinh, Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp, lượng phân bón hóa học dư thừa trong sản xuất lúa tại ĐBSCL đã phát thải gần 140 nghìn tấn/năm; Lượng thuốc diệt cỏ, trừ sâu, diệt nấm cũng đều vượt so với chỉ tiêu “một phải, năm giảm” mà Bộ NN&PTNT đề ra.

loading...

Trong khi đó, ô nhiễm môi trường trong ngành Thủy sản cũng đang ngày càng báo động với sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản trong vòng 15 năm qua, đặc biệt là tình trạng ồ ạt mở rộng việc nuôi cá tra và độc canh tôm ở ĐBSCL. “Các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh rất rộng do sử dụng quá mức và không đúng các yếu tố đầu vào bao gồm cả thức ăn, hóa chất xử lý nước, kháng sinh và các loại thuốc khác. Những chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ một loạt các hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản chủ yếu bắt nguồn từ việc xả thải chưa qua xử lý vào nguồn nước địa phương”, báo cáo nghiên cứu của WB nêu rõ.

Sức khỏe người chăn nuôi bị ảnh hưởng trước tiên

Tại Hội thảo, TS. Đinh Xuân Tùng, chuyên gia tư vấn WB về chăn nuôi nhấn mạnh: “Thông qua một vài nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy, chất thải từ vật nuôi, thậm chí nước thải từ hầm biogas ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể của chăn nuôi thâm canh đối với sức khỏe của con người, vật nuôi và ô nhiễm môi trường”.

Tương tự, ông Nguyễn Hồng Tín, chuyên gia tư vấn WB hợp phần cây trồng cũng dẫn chứng: Ghi nhận của một số tổ chức trong và ngoài nước trong quá trình tiếp xúc với thuốc BVTV, người dân thường mắc những ngộ độc cấp tính phổ biến như nôn ói, đau đầu...và chứng bệnh ngoài da, phụ khoa... Nếu tiếp xúc trong thời gian dài còn có thể gây biến đổi gen, vô sinh. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thống về tương quan giữa tỷ lệ mắc các chứng bệnh với mức độ thuốc BVTV khi tiếp xúc. Hiện tại, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia xếp thứ 2 có tỷ lệ người mắc ung thư trên thế giới. Nhiều nguyên nhân được dẫn ra, trong đó có việc tiếp xúc với thuốc BVTV.

Chia sẻ kinh nghiệm từ những nước có nền nông nghiệp tiên tiến, ông Tín cho rằng, khuynh hướng sử dụng các thuốc trừ sâu nguồn gốc tự nhiên, phân bón hữu cơ... đang được đẩy mạnh, mang lại giá trị lợi nhuận cao cho người nông dân. “Chúng tôi đã trực tiếp thí điểm mô hình nuôi trồng theo hướng thân thiện môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại ĐBSCL. Kết quả cho thấy, chi phí đầu tư thấp hơn so với việc sử dụng thuốc và phân bón hóa học, tuy nhiên sản lượng thu về thấp hơn, cộng với việc giá bán ra thị trường bị cào bằng nên người dân vẫn chưa nhiệt tình tham gia”, ông Tín nhận định.

Theo Hoàng Ngân/baogiaothong.vn 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 34260

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1054115

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65040059