20:27 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo tàng nông cụ bằng đá có một không hai ở Việt Nam

Chủ nhật - 29/01/2017 00:22
Sư thầy Thích Thanh Thắng, trụ trì chùa Đồng Ngọ (xã Tiền Tiến, Thanh Hà, Hải Dương) lập bảo tàng nông cụ đá cổ với hơn 2.000 hiện vật sau hơn 20 năm sưu tầm.


 

Khoảng 25 năm trước, con đường tu nghiệp đưa sư Thích Thanh Thắng đến với nhiều vùng quê đồng bằng sông Hồng, nhìn thấy rất nhiều vật dụng bằng đá như: cối, chậu, cầu, con tuốt lúa, trụ cối, chân đá táng... Sau hàng trăm năm gắn bó với người nông dân, giờ đây những vật dụng bằng đá bị lãng quên, vứt bỏ.

Thầy Thắng quyết định xin lại những vật dụng bằng đá. Những cái ở gần, sư thầy tự chở bằng xe đạp; những cái ở xa thì gom lại rồi thuê ôtô chở về. Sau hơn 20 năm chở đá về chùa, sư thầy gom được khoảng 2.000 đồ vật các loại.

“Thấy tôi chở đá về chất đống trong góc vườn chùa, không ít người dân ngạc nhiên, gọi tôi là nhà sư khùng… Khi hiểu tâm nguyện của tôi muốn xây dựng bảo tàng bằng đá, mọi người rất quý, sẵn sàng giúp đỡ trong việc vận chuyển đồ”, nhà sư nói.

Bộ sưu tập đá của thầy Thích rất phong phú, được xem là có một không hai ở Việt Nam, gồm: trụ, cột, tháp, trục, bia, phiến, cầu, chó đá, gạch lát đường bằng đá…

Nhiều phiến đá, chân đá tảng, trục tuốt lúa trụ cột được sư thầy ghép thành thứ hữu ích, như bờ rào quanh giếng chùa...

...hay thành hình bản đồ Việt Nam trước khuôn viên.

Một vài hiện vật như cối gạo, cối xay bột còn khá nguyên vẹn được sư thầy trưng bày tại gian cổ vật nhà nông.

Nói về cây cầu đá cổ, thầy Thắng cho biết, cách đây ít năm về huyện Tam Điệp (Ninh Bình), thấy chiếc cầu đá cổ rất đẹp nằm dưới bờ ruộng. Tổng trọng lượng cầu cả chục tấn, các trụ nằm sâu dưới bùn nên không dễ đưa lên bờ. Sau khi xin chính quyền địa phương và nhân dân, nhà sư bỏ ra khoản tiền không nhỏ để thuê xe cẩu, xe tải bốc nó mang về chùa.

Chậu giặt bằng đá, hình ảnh giờ trở thành hiếm gặp.

Cối đá giã gạo của cư dân đồng bằng Bắc Bộ còn khá nguyên vẹn.

Chiếc cối xay bột bằng đá mài được sư Thắng cho biết có niên đại cả trăm năm tuổi.

Mặc dù số lượng hiện vật bằng đá còn rất nhiều, chưa được xếp hình hay dùng vào việc gì, song nếu biết thông tin xã nào có công cụ cổ bằng đá đẹp, bị vứt bỏ, sư thầy Thích Thanh Thắng sẽ thuê người đến vận chuyển về chùa.

Theo Giang Chinh/VnExpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 397

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 396


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 577639

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70804954