Để thực hiện được điều này, thời gian qua, Hội ND Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho hội viên, ND về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng những hành động thiết thực. Đó là phát động “Nói không với thực phẩm bẩn”; tăng cường công tác ứng dụng các chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo quản nông sản; vận động ND phát hiện và tố giác kịp thời những đơn vị, cá nhân, hộ gia đình có vận chuyển, tàng trữ và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm cho các cơ quan chức năng ở địa phương.
Mô hình thả nuôi lợn trên đệm lót sinh học được nông dân Quảng Ngãi thực hiện và nhân rộng trong thời gian qua. Ảnh: Đ.X
Trong năm 2016, Hội ND tỉnh đã tổ chức hơn 42 lớp tập huấn cho hơn 2.500 hội viên ND trong tỉnh về tiếp thu những kiến thức KHKT mới để áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hội ND tỉnh cũng đầu tư, hỗ trợ nhiều mô hình, dự án phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ môi trường. Điển hình là mô hình nuôi lợn, gà trên đệm lót sinh học cho hơn 100 hộ ND ở các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn, Mộ Đức, Nghĩa Hành và TP.Quảng Ngãi; mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi đã thử nghiệm thành công cho 5 hộ ND ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức; mô hình sử dụng hệ thống tưới nước bằng pecphun trên ruộng hành, tỏi ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn… Tổng kinh phí mà Hội tranh thủ được để hỗ trợ các mô hình nêu trên lên tới hơn 1 tỷ đồng...
Bên cạnh việc hỗ trợ các mô hình cho ND, Hội ND tỉnh cũng đã tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho ND kết hợp chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để hướng đến nền nông nghiệp sạch trong tương lai. Điều này đã được Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND triển khai thực hiện có hiệu quả với mô hình sản xuất nấm sạch theo quy trình hữu cơ "5 không" (không sử dụng phân hóa học, không chất kích thích tăng trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật, không thuốc trừ sâu và không chất bảo quản).
Theo Đồng Xuân/Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn