20:53 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Bí kíp" đặt lờ giúp thợ săn cáy có thu nhập chục triệu đồng/tháng

Thứ năm - 18/05/2017 09:33
Không tốn nhiều chi phí, thợ làm nghề đặt lờ cáy (hay còn gọi là cua càng đỏ) ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chỉ cần tìm khu vực có cáy sinh sống để đặt lờ (một dụng cụ săn cáy) để bắt là đã có thu nhập lên đến gần chục triệu đồng/tháng.

Theo tìm hiểu của phóng viên Nhà nông/Dân Việt nhờ làm nghề truyền thống này mà nhiều “thợ săn” cáy chuyên nghiệp ở huyện miền biển Kim Sơn đã có thu nhập lên đến gần chục triệu đồng/tháng.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 1

Anh Nguyễn Văn Lực đổ lờ cáy tại cánh đồng lúa gần nhà ở huyện Kim Sơn.

Hơn 30 năm đi săn bắt cáy, bà Phạm Thị Phượng (50 tuổi) xã Như Hòa (Kim Sơn) được biết đến là một trong những người kỳ cựu và có tay nghề cao trong vùng. Bà Phượng cho biết, loài cáy tương đối khó bắt, các cụ xưa vẫn bảo “nhát như cáy ngày”. Cứ hễ thấy động từ xa chúng đã chui tọt xuống lỗ. Lỗ cáy được làm ở khu vực đất lẫn bùn khá cứng, theo chiều gần như thẳng đứng. Để bắt cáy, phương pháp truyền thống vẫn là câu cáy hoặc đi đào lỗ cáy, nhọc nhằn cả ngày cũng chỉ được vài ba cân, có khi chỉ vài lạng.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 2

Bà Phượng cho biết, cáy thường sống trong hang các bờ ruộng hoặc bờ mương, bờ sông, nắng càng to thì cáy bò ra khỏi hang tìm thức ăn càng nhiều. Dựa vào đặc điểm này của chúng mà thợ đặt lờ cáy biết được thời điểm đi đặt lờ để bắt được nhiều cáy nhất.

Bà Phượng cho biết thêm, cáy thường sống trong hang các bờ ruộng hoặc bờ mương, bờ sông, nắng càng to thì cáy bò ra khỏi hang tìm thức ăn càng nhiều. Dựa vào đặc điểm này của chúng mà thợ đặt lờ cáy biết được thời điểm đi đặt lờ để bắt được nhiều cáy nhất.

Chia sẻ về bí quyết mặt hàng ngon – sạch – lạ này, bà Phượng bảo: “Săn cáy có rất nhiều cách, phổ biến nhất là câu và đặt lờ. Tuy nhiên, các thợ chuyên nghiệp thường bắt bằng lờ, đây là công việc khá vất vả nhưng bắt được nhiều cáy hơn người đi câu. Chỉ cần bỏ ra một vài triệu mua lờ về đặt là có thể hành nghề và kiếm nhiều tiền rồi”.“Điều mà người săn cáy mừng nhất là sản phẩm bắt về luôn có thương lái đến tận nhà mua với giá cao” – bà Phượng chia sẻ.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 3

Bà Phượng khoe sản phẩm cáy bắt được với phóng viên Nhà nông.

Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Nguyễn Văn Lực, một thợ đặt lờ cáy chuyên nghiệp ở huyện Kim Sơn cho hay: “Trung bình mỗi ngày tôi đặt hơn 300 chiếc lờ, ngày ít cũng được từ 4 kg đến 6kg cáy, cá biệt có những tôi bắt được 8kg cáy. Tính ra thu nhập cũng cao khoảng vài trăm nghìn đồng/ngày”.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 4

Cận cảnh các con cáy (hay còn gọi là cua càng đỏ) bị các thợ săn bẫy bắt được bằng lờ.

Bà Thủy, một thương lái chuyên thu mua cáy ở Kim Sơn thông tin: “Thường vào những tháng hè hàng năm nhu cầu tiêu thụ cáy tăng mạnh. Có thời điểm tôi nhập vào hàng tạ hàng nhưng cũng không đủ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh".

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 5

 Nhờ nghề săn cáy phát triển nên người làm nghề đan lờ ở huyện Kim Sơn cũng có thu nhập ổn định

Lờ cáy được làm từ những nan tre già có độ cứng và bền cực cao. Lờ cáy có hình giống quả hồ lô, một đầu để cho cáy chui vào ăn mồi, đầu còn lại là cáy chui vào là không ra được. Để nhử bắt được cáy, người săn phải bỏ mồi bằng cám gạo rang thơm lên trộn với hoa hồi nhằm tạo mùi thơm để dụ cáy ra.

Lý giải về nguyên nhân cáy bán chạy, bà Thủy cho rằng: “Thịt cáy ngọt nên người ta có thể nấu canh, làm mắm ăn dè quanh năm. Đặc biệt, trứng cáy có thể rang khô ăn rất ngon và lành hơn cua nên người tiêu dùng rất ưa chuộng, mua nhiều”.

Tác giả bài viết: Quân Phạm

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1161097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71388412