17:34 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón

Thứ tư - 19/04/2017 05:42
Tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lượng vỏ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh là mô hình đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Cư Suê, (huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk) áp dụng.

Cách làm này, đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân, không chỉ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất.

12-35-49-dtntt102439989
Ông Nguyễn Văn Trích (trái) đang giới thiệu sản phẩm phân hưu cơ vi sinh được ủ từ vỏ cà phê cho Hội nông dân xã

Với hơn 1ha cà phê, bình quân mỗi năm ông Nguyễn Văn Trích ở thôn 2 thu được khoảng 3 tấn vỏ cà phê. Trước đây, lượng vỏ này được gia đình tận dụng để bón cho cây trồng nhưng do được đổ trực tiếp vào gốc cây nên dinh dưỡng cây hấp thu được từ vỏ không nhiều, cũng như tạo điều kiện để một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây cà phê.

Năm 2010, khi được Hội Nông dân xã tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp, ông Trích và các hộ gia đình khác trong thôn đã tận dụng lượng vỏ thu được từ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Cách làm này đã bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, cũng như giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Bình quân, mỗi năm với lượng vỏ cà phê thu được, kết hợp với 16 tấn phân chuồng và men vi sinh, sau khoảng 4 tháng gia đình ông đã tự sản xuất được gần 20 tấn phân hữu cơ vi sinh, trong khi đó chi phí để thực hiện không nhiều, chưa đến 17 triệu đồng…

Ông Trích chia sẻ, ngày trước, vỏ được gia đình bón trực tiếp khiến cây cà phê thường bị nấm, phải tốn nhiều chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật… Việc áp dụng mô hình ủ phân vi sinh không những khắc phục được tình trạng trên mà còn giúp cho gia đình giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất, trong khi đó cây trồng vẫn phát triển tốt và bền vững hơn. Nếu như trước, trên diện tích 1ha gia đình bỏ từ 5 - 6 tấn phân hóa học giờ giảm xuống chỉ còn 1,8 tấn, thay vào đó là bón phân vi sinh, tiết tiết kiệm được hơn nửa…

Theo ước tính của Hội nông dân xã, bình quân mỗi năm nông dân trên địa bàn tự sản xuất được khoảng hơn 1.000 tấn phân hữu cơ vi sinh… Bà Phạm Thị Thu - Chủ tịch Hội nông dân xã Cư Suê cho biết, trên thị trường 1kg phân vi sinh có giá khoảng 3.300 - 3.600 đồng nhưng nếu người dân tự sản xuất thì giá chỉ còn trên 1.000 đồng/kg.

TRUNG DŨNG - THANH TUYỀN/ Báo Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 105

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 102


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313614

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71540929