18:23 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Hướng phát triển kinh tế mới cho người dân ven hồ thủy lợi

Thứ ba - 29/10/2019 05:47
Anh Hồ Văn Khương là người tiên phong nuôi cá lồng trong hồ thủy lợi, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho vùng quê ven hồ tại thôn Hội Sơn, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Thời gian đầu, do chưa có kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá lồng nên anh gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian tìm hiểu, đầu năm 2015, từ số vốn tích lũy anh Khương đã đầu tư hơn 60 triệu đồng làm 23 ô nuôi cá điêu hồng trong hồ chứa nước Hội Sơn. Theo đó, mỗi ô có diện tích 20m2, sâu 2m, anh thả nuôi 3.000 con cá giống.

Theo anh Khương, nuôi cá lồng trong hồ không tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Mặt hồ thoáng rộng, lưu lượng nước thay đổi liên tục nên cá hầu như được “vô nhiễm” với dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp, chỉ khoảng 5%. Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, anh cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, không tan trong nước, có hàm lượng đạm từ 20 - 40%. Để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, mỗi ngày anh phải dùng xuồng đi kiểm tra “sức ăn” của cá, đồng thời làm vệ sinh lồng bè sạch sẽ, phòng bệnh bằng cách treo túi vôi và trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá. Nhờ lựa chọn con giống kỹ, sạch bệnh từ những cơ sở có uy tín, nguồn nước sạch, không có sán ký sinh và tích cực chăm sóc, theo dõi và phòng trừ bệnh kịp thời nên cá nuôi sinh trường phát triển tốt.

Mỗi ô nuôi sau thời gian 4,5 tháng cho thu hoạch 1 -1,3 tấn cá tùy theo thời tiết, trọng lượng khoảng 0,8 kg/con. Cá sau khi thu hoạch đem bán tại các chợ trong và ngoài huyện với giá bán 35 – 40 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí anh thu lãi từ 8 đến 10 triệu đồng/ô nuôi. Như vậy, với 23 ô nuôi, mỗi lứa anh Khương thu lãi từ 180 - 230 triệu đồng. Một năm anh nuôi hai lứa thu gần 500 triệu đồng.

 

Anh Hồ Văn Khương đang chăm sóc cá nuôi 

 

Mặc dù nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng người nuôi cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong suốt quá trình phát triển. Để xây dựng được một lồng nuôi cá, người nuôi phải đầu tư tiền mua vật tư, con giống, thức ăn… lên đến vài chục triệu đồng. Nếu cá sinh trưởng, phát triển tốt, không bị bệnh, giá bán cao thì lãi nhiều, nếu giá bán thấp, người nuôi sẽ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp.

Vì vậy, anh Khương và một số hộ nuôi cá lồng trong thôn rất mong có định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường; các phòng, ban chuyên môn hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá để đem lại hiệu quả kinh tế cao, tránh ô nhiễm môi trường. Có như vậy, nghề nuôi cá lồng nơi đây mới có triển vọng phát triển bền vững.

Lương Ngọc Tấn

Hội Nông dân huyện Phù Cát, Bình Định/ Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 778751

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71006066