16:18 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Tưới nước tiết kiệm - Lời giải cho bài toán khô hạn

Thứ năm - 04/07/2019 10:27
Là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB), Bình Định thường phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với vùng đất cát. Do đó, tìm ra phương pháp canh tác thích nghi là rất cần thiết và bài toán này đã có lời giải nhờ Dự án tổng hợp quản đất – nước – dinh dưỡng cho các hệ thống canh tác bền vững, được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Thời gian gần đây, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp DHNTB đã tập trung nghiên cứu và xây dựng các mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây trồng theo nhu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống cây trồng theo hướng chuyển đổi từ cây trồng có nhu cầu tưới nước nhiều sang cây trồng có nhu cầu tưới nước ít hơn nhưng hiệu quả kinh tế phải tương đương hoặc cao hơn; chuyển đổi từ giống cây trồng có khả năng chịu hạn kém sang giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt hơn.

Tham quan mô hình trồng lạc trên đất cát tại xã Cát Tài, huyện Phù Cát

Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp DHNTB cho biết: Nếu chúng ta canh tác lúa thì lượng nước tiêu tốn cho 1 ha/vụ khoảng 6-8 ngàn khối, khi chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn như lạc, sắn… thì chỉ tiêu tốn khoảng 2-3 ngàn khối/ha/vụ.

Đối với cây lúa, mô hình tưới nước tiết kiệm theo phương thức nông lộ phơi (chỉ lấy nước khoảng 7 lần/vụ) đã tiết kiệm được 1/4 lượng nước tưới, bà con nông dân cũng rất đồng tình về việc phải tiết kiệm nước tưới. Theo ông Hồ Văn Cường, thôn Nam Tượng, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn cho rằng: “Việc sử dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm đã mang lại hiệu quả cao vì ruộng mà liên tục tưới nước và có mực nước từ 7-15cm thì cây lúa không phát triển đẻ nhánh tốt được, bộ rễ bị nghẹt. Khi sử dụng phương pháp nông lộ phơi, cây lúa đỡ sâu bệnh nên cho năng suất cao hơn”.

Ngoài cây lúa, Viện cũng đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế Australia xây dựng mô hình tưới nhỏ giọt cho cây xoài trên đất cát. Phương pháp này tưới nước nhỏ giọt xung quanh mỗi gốc cây (vùng tập trung nhiều rễ hoạt động). Việc tưới nước nhỏ giọt hằng ngày đảm bảo độ ẩm tầng đất từ trên mặt đến hết vùng rễ hoạt động nên giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Ông Nguyễn Ngọc, nông đang trồng xoài tại thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, cho biết thêm: “Ban đầu chi phí lắp đặt hơi tốn kém, khảng 15-20 triệu đồng/ha, nhưng bù lại hệ thống dây tròn dùng để tưới nhỏ giọt rất bền nên có thể sử dụng từ 10-15 năm, đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng, năng suất xoài tăng gấp 1,5 lần so với những vườn không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, nên chỉ cần sau 1 năm đã thu hồi lại được vốn đầu tư ban đầu”.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án tổng hợp quản lý đất – nước – dinh dưỡng cho các hệ thống canh tác bền vững ở vùng DHNTB, ông Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp DHNTB cho rằng: Thông qua các thí nghiệm, chúng ta đã xác định được rằng việc sử dụng nước tưới cho cây xoài, cây lạc… trên đất cát sao cho hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên về nước và đất, và đây cũng là lời giải cho bài toán phương thức canh tác bền vững thích nghi với tình trạng thiếu nước tưới và đất đai nghèo dinh dưỡng, nhất là vùng đất cát tại Bình Định.

Những kết quả này đã tạo ra cơ sở khoa học thực tiễn thuyết phục các địa phương trong vùng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian tới, nhằm nâng cao khả năng thích nghi của cây trồng với biến đổi khí hậu và gia tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác cho bà con nông dân trong bối cảnh hạn hán ngày càng gay gắt.

                                                                                 Đinh Văn Toại
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 51178

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 283105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68930721