13:15 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Phước:Thoát nghèo nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp

Thứ bảy - 10/11/2018 10:03
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, một gia đình nông dân ở Bình Phước đã thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, chưa quen với vùng đất mới, việc kiếm sống bằng cách nào luôn là nỗi trăn trở của ông Nguyễn Quốc Mạnh khi đặt chân tới Bình Phước cách đây hơn 30 năm. Bằng nỗ lực vượt khó, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, nâng chất lượng sản phẩm, đến nay gia đình ông đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống tại mảnh đất mà mình đã chọn làm nơi gắn bó.

Để có cuộc sống như ngày hôm nay, ông Nguyễn Quốc Mạnh, ngụ ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh vẫn không thể nào quên những khó khăn khi mới đặt chân đến Bình Phước. Ông Mạnh cho biết, cũng như hầu hết những người xa xứ mới đặt chân đến mảnh đất này, thời gian đầu gia đình ông phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

 

binh phuoc: thoat ngheo nho ap dung khoa hoc ky thuat trong nong nghiep hinh 1
Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, gia đình ông Mạnh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm (Ảnh minh hoạ: KT)

 

Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm trồng trọt cùng với kiến thức tích lũy được, ông Mạnh chọn những cây công nghiệp thế mạnh của vùng để canh tác. Đất không phụ công người, qua bàn tay chăm chỉ cần cù của người nông dân “một nắng hai sương”, hơn 7 hecta đất nay đã ngút ngàn màu xanh của những cây cao su, cây tiêu, mang lại thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

“Bản thân ông Mạnh từ nông dân khó khăn mà ra, vượt khó từ bàn tay và từ vật nuôi cây trồng. Đến nay gia đình ông đã ổn định và tham gia công tác xã hội, hỗ trợ hội viên nghèo khó khăn vươn lên trong kinh tế, thoát nghèo bền vững”, ông Lê Chí Liến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh nhận xét.

Xác định việc làm nông phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ông Mạnh luôn ý thức áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc vườn cây, từ phun xịt thuốc phòng bệnh đến bón phân đều đúng thời điểm và liều lượng, nhằm tăng cường sức khỏe vườn cây, tăng sức chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết bất lợi. Đặc biệt, ông là người đi đầu ở địa phương khi chăm sóc tiêu theo hướng hữu cơ, vườn tiêu vừa đảm bảo phát triển bền vững mà chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể.

 “Chúng tôi sử dụng hoàn toàn bằng phân vi sinh, phải tính toán, chăm bón đúng, đoán bệnh và dùng thuốc đúng. Nhờ đó, cây tiêu đảm bảo sức khỏe, đạt chất lượng, hàng hóa xuất đi khắp nơi ”, ông Nguyễn Quốc Mạnh chia sẻ.

Không chỉ vượt khó làm kinh tế gia đình, điều đáng quý ở người nông dân này là những đóng góp thiết thực cho xã hội. Với vai trò là trưởng ấp, ông tích cực vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước; tham gia đóng góp các phong trào do địa phương phát động. Điển hình là từ đầu năm 2018 đến nay, ấp Thạnh Đông đã thực hiện được hơn 4,5km đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp cát, đá và ngày công, trị giá công trình lên đến hàng trăm triệu đồng.

Để có được sự ủng hộ này, ngoài yếu tố khách quan là nhu cầu bức thiết về đường giao thông, còn nhờ sự nhiệt tình của người trưởng ấp trong việc đôn đốc, tuyên truyền, vận động, nên hầu hết người dân đều đồng thuận cao đóng góp kinh phí để làm đường.

“Con đường làm xong rất khang trang, sạch sẽ. Trong quá trình làm thì người dân ủng hộ rất nhiệt tình, mọi người đóng góp công sức cũng như giám sát công trình này làm rất nhanh, tiến độ kịp thời”, ông Lê Đức Thế, người dân ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh cho hay.

Khoa học trong cách thức sản xuất, cần cù trong lao động cùng với tư duy mới trong phát triển kinh tế chính là kinh nghiệm thành công của nông dân Nguyễn Quốc Mạnh. Câu chuyện vượt khó của ông cũng góp phần nối dài thêm danh sách những tấm gương nông dân ở Bình Phước vươn lên bằng ý chí và đôi tay của chính mình, là những nhân tố tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Theo VOV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267027

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313998