20:27 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ thành phố, về quê trồng mai, năm "bỏ túi" 100 triệu đồng

Chủ nhật - 29/01/2017 10:53
Cái duyên với nghề trồng mai từ nhỏ, khi còn làm thợ sửa chữa điện cơ ở TP. Hồ Chí Minh, anh Tuân bỏ nghề về quê trồng mai. Sau 4 năm, giờ đây anh Tuân có trong tay vườn mai trị giá cả tỷ đồng, bỏ túi 100 triệu đồng mỗi năm.

Đó là chàng trai trẻ Ngô Mạnh Tuân (31 tuổi, trú thôn Trung Định, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, Bình Định), chủ vườn mai ghép và bonsai với hơn 7.000 gốc mai.

Anh Tuân chuyển từ trồng mai dáng trực truyền thống sang mai bonsai được khách hàng ưa chuộng
Anh Tuân chuyển từ trồng mai dáng trực truyền thống sang mai bonsai được khách hàng ưa chuộng

Có lẽ, giới trồng mai cảnh ở xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) vẫn còn lạ khi hỏi tên anh Tuân, chủ vườn mai bonsai Ngô Mạnh Tuân. Nhưng ở thôn Trung Định thì chẳng ai xa lạ về chàng trai trẻ vừa tài hoa lại chịu khó học hỏi. So với các bậc tiền bối, thâm niên trong nghề trồng mai thì anh Tuân chẳng dám “múa rìu qua mắt thợ”. Song lớn lên ở vùng đất mệnh danh là “thủ phủ” mai vàng Nhơn An, nên đam mê trồng mai hình như đã chảy trong máu anh Tuân từ khi còn nhỏ.

Theo anh Tuân, anh biết trồng mai từ khi còn học lớp 4-5, lúc cha mẹ trồng mai bán mỗi dịp Tết. Học hết lớp 12, anh phải tạm gác giấc mơ vào đại học. Tuy nhiên, anh không ở nhà trồng mai mà vào TP. Hồ Chí Minh theo học nghề sửa chữa điện cơ. Học xong, anh Tuân bám lại thành phố làm việc với hy vọng thoát cảnh nhà nông chân lấm tay bùn. Thế nhưng, nghề công nhân khó nhọc, lương ba cọc ba đồng, hàng tháng không có tiền dư để gửi về cho cha mẹ ở quê. Nhiều đêm trằn trọc nơi xứ người, anh Tuân quyết định trở về quê tiếp tục nghề trồng mai cảnh để mưu sinh.

“Khi mới về quê đó là quãng thời gian rất khó khăn, vốn liếng không có nên chỉ có vài trăm gốc mai của nhà trồng. May mắn, năm đó tôi mua được vườn mai 300 gốc của một gia đình trồng lâu năm, nhưng bỏ mặc không chăm sóc với giá rẻ bèo chỉ 10 triệu đồng. Sau đó, tôi bỏ công chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng thế. Cuối năm đó tôi bán được 250 triệu đồng. Từ đó, có vốn tôi đầu tư nhân giống thêm để có vườn mai như hôm nay”- anh Tuân cho hay.

Vườn mai bonsai của chàng trai đất võ Bình Định - Ngô Mạnh Tuân được nhiều người biết đến
Vườn mai bonsai của chàng trai đất võ Bình Định - Ngô Mạnh Tuân được nhiều người biết đến

Sau 4 năm, hiện vườn mai của anh Tuân đã hơn 7.000 gốc mai ghép và mai bonsai. Theo anh Tuân, bình quân mỗi năm, vườn mai cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Riêng năm nay, anh Tuân dự tính thu khoảng trên 250 triệu đồng tiền bán mai Tết. Những ngày giáp Tết, gia đình anh Tuân đang thuê thợ sửa sang lại ngôi nhà cha mẹ xây dựng lâu nay đã xuống cấp.

“Người dân ở đây sống nhờ làm ruộng, trong đó cây mai là chủ lực. So với trồng lúa thì trồng mai kinh tế hơn nhiều. Mấy năm trước, không bị lũ lụt nên bà con cũng thu nhập khá nhưng năm nay, bị 5 đợt lũ liên tiếp, nhiều hộ trồng mai cũng thất thu. Nếu không nhờ cây mai thì chắc gia đình tôi cũng chẳng biết lấy đâu ra tiền sửa chữa lại nhà để đón Tết”- anh Tuấn bộc bạch.

Xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) được mệnh danh là “thủ phủ” mai thương phẩm lớn nhất tỉnh Bình Định, thậm chí cả nước. Điểm dễ nhận biết, mai vàng Bình Định được trồng theo truyền thống dáng trực rất đẹp mắt. Tuy nhiên, những năm gần đây xu thế khách hàng thích mai bosai, nên anh Tuân chuyển hướng trồng mai ghép và bonsai. Dù không phải là người tiên phong, nhưng vườn mai bonsai, giá bình dân từ 500 ngàn -1,5 triệu đồng của anh Tuân đang hút hàng.

“Mai bonsai vừa đẹp vừa dễ vận chuyển nên khách hàng rất chuộng. Mới đầu vụ, tôi đã bán được 100 chậu, bình quân 1 triệu đồng/chậu, thu được 100 triệu đồng”- anh Tuân cho biết.

Anh Tuân bên chậu mai dáng Trực huyện mẫu tử có khách trả trên 50 triệu đồng nhưng anh chưa bán
Anh Tuân bên chậu mai dáng "Trực huyện mẫu tử" có khách trả trên 50 triệu đồng nhưng anh chưa bán

 

Mai bonsai vừa đẹp vừa gọn nhẹ dễ vận chuyển nên được khách hàng ưa chuộng
Mai bonsai vừa đẹp vừa gọn nhẹ dễ vận chuyển nên được khách hàng ưa chuộng
 
Gốc mai dáng lạ như một nàng xuân thướt tha trong gió
Gốc mai dáng lạ như một nàng xuân thướt tha trong gió

Có thành công như hôm nay, anh Tuân chia sẻ: “Không riêng gì nghề trồng mai, bất cứ nghề nào đều có cái khó, đòi hỏi sự đam mê, kiên trì của mỗi người. Tôi trồng mai, thích mai từ nhỏ nên công việc không quá khó khăn. Ban đầu, tôi vẫn trồng mai vẫn theo dáng trực truyền thống, sau đó cắt ghép, tạo dáng mất thêm 2 năm nữa tạo mai bonsai để bán. Khi ghép mai phải chọn giống tốt, sung, hoa đẹp. Quan trọng là chọn thời điểm ghép thích hợp nhất vào tháng 4-5, nắng ấm cây phát triển tốt, không bị mất sức”.

Theo Doãn Công / Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 404

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 403


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 577651

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70804966