14:30 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát: Cần có thêm thời gian cho doanh nghiệp

Thứ năm - 04/06/2015 00:08
Trả lời trong Chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 31.5 trên VTV, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: Hiện Bộ NNPTNT đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn cho từng mặt hàng nông sản, nhất là vải thiều, dưa hấu...

Một số nông dân chia sẻ, năm nay hàng loạt các nông sản khác như dưa hấu, thanh long, hành tím… giảm giá mạnh. Xin hỏi, Bộ trưởng đang làm gì để giải quyết tình trạng này?

 

Bo truong Bo NNPTNT Cao Duc Phat: Can co them thoi gian cho doanh nghiep
Bốc xếp dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Đ.D
- Tình trạng này có liên quan đến nhiều mặt hàng ngắn hạn như dưa hấu hay hành tím. Dưa hấu có liên quan đến xuất khẩu sang Trung Quốc do thông quan không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước; còn hành tím ở Sóc Trăng có liên quan đến việc Indonesia không nhập khẩu từ Việt Nam bắt đầu vào cuối năm 2013. Chính vì thế, hiện Bộ NNPTNT đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp để giải quyết những vấn đề có tính chất tình huống trước mắt, đồng thời triển khai thực hiện các biện pháp để xây dựng hệ thống sản xuất bền vững hơn về lâu dài.

Về các biện pháp trước mắt, đối với dưa hấu, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đã phối hợp với tỉnh Lạng Sơn để làm việc với phía Trung Quốc nhằm giúp thủ tục thông quan được nhanh hơn. Còn đối với hành tím ở Sóc Trăng, tôi đã sang Indonesia gặp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng Công Thương Indonesia để đặt vấn đề và tác động qua các kênh khác. Mặt khác, tiếp tục tìm kiếm các thị trường khác để hỗ trợ tiêu thụ.

Những người trồng vải ở Bắc Giang, có thư chia sẻ, khoảng 10 ngày nữa, đến vụ thu hoạch vải, họ đã chuẩn bị các điều kiện sản xuất để đáp ứng thị trường. Nhưng đến thời điểm này, chỉ có một số ít doanh nghiệp đến đăng ký thu mua, liệu kịch bản ùn ứ có tiếp tục xảy ra?

- Vừa qua, nước Mỹ và Úc đã tuyên bố chấp thuận nhập khẩu quả vải tươi nước ta vào 2 nước và tin vui là trong 2 ngày 31.5-1.6, sẽ có 2 công ty xuất khẩu vải đi Mỹ và Úc, đó là tín hiệu rất tốt về mặt thị trường. Tuy nhiên, xuất khẩu vải vào những thị trường này đòi hỏi các điều kiện rất cao, chi phí để bảo quản, vận chuyển xuất khẩu vải cũng rất cao. Vì thế, trong giai đoạn đầu sẽ có những khó khăn nhất định và cần có thời gian để doanh nghiệp tiếp cận thị trường và đưa vải sang 2 nước này. Trong điều kiện cụ thể của năm nay, sản lượng vải cả nước khoảng 220.000 tấn, cái chính vẫn là tập trung tạo điều kiện cho các thương nhân tiêu thụ vải vào những thị trường truyền thống và thực hiện những cách làm như năm 2014 là, khai thác cao hơn thị trường trong nước.

Từ việc xuất khẩu vải thiều, Bộ trưởng có kỳ vọng gì vào những thị trường mới?

- Hiện Bộ NNPTNT đang làm việc rất chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương làm việc với các nước để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu rau quả nước ta vào các thị trường những nước đó càng nhiều hơn. Chúng tôi cũng đã làm việc trực tiếp với các nước có liên quan để thống nhất với các cơ quan chuyên môn về thủ tục kiểm dịch, quản lý chất lượng, chúng tôi cũng liên tục làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để lắng nghe những ý kiến của họ để có các biện pháp giải quyết kịp thời.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

 

  Trao đổi với NTNN, ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, (Bắc Giang) cho biết, cùng ngày lô vải sớm được đưa sang Mỹ, đoàn công tác chuyên gia Úc cũng đã sang vùng vải thiều xuất khẩu thôn Kép 1, xã Hồng Giang để kiểm tra, khảo sát sơ bộ chất lượng quả vải. Từ ngày 5 đến 10.6 tới khi vùng vải đi vào thu hoạch, đoàn Úc sẽ tiếp tục đến để kiểm tra lần cuối, nếu đạt yêu cầu, sẽ phối hợp với Công ty Rồng Đỏ làm thủ tục và chiếu xạ để đưa liên tục các lô vải sang Úc đến hết vụ.

Cũng trao đổi với phóng viên, ông Phạm Nhật Tú - Giám đốc Công ty Ánh Dương Sao cho rằng, qua khảo sát, đến nay quả vải Việt Nam hoàn toàn đủ chất lượng để xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Úc. Nên vụ này, doanh nghiệp sẽ quyết định xuất thử 2-3 lô (khoảng 2-3 tấn/lô) sang Mỹ bán thử nghiệm, nếu thuận lợi sẽ tiếp tục đưa với số lượng nhiều sang sau. 
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 221

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 324189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73371160