11:34 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thanh long sẽ sớm trở thành cây 2 tỷ đô

Thứ ba - 11/02/2020 04:42
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, tiềm lực từ thanh long còn rất lớn. Tiềm năng này được nhìn trong cả chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ, tiến tới khắc phục các hạn chế của ngành nông sản, mà dịch virus corona đang diễn ra là điển hình.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết như thế tại buổi thăm nhà máy chế biến nông sản Lavifood trên địa bàn tỉnh Long An chiều ngày 11/2.

 bo truong nguyen xuan cuong: thanh long se som tro thanh cay 2 ty do hinh anh 1

Bộ trường Nguyễn Xuân Cường đánh giá tiềm năng của thanh long còn rất lớn nếu liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ

Theo Bộ trưởng, cả nước có 60.000ha thanh long; mỗi năm thu hoạch gần 3 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD. Ngay tại Long An, trong nhiều năm qua, ngành đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi sang các loại cây hiệu quả cao, trong đó có thanh long.

Ngoài ra, Long An còn thành công trong việc mời gọi đầu tư từ cảng biển tới sản xuất, nhất là khâu chế biến nông sản. Đây là những điều kiện thuận lợi để tiếp tục nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

“Sự cố virus corona gây ra càng cho thấy giá trị của việc đầu tư vào logistics và chế biến nông sản”, Bộ trưởng nói.

Từ đó, người đứng đầu ngành nông nghiệp đề nghị Long An cần tổ chức tốt hơn vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến; tạo liên kết chặt chẽ hệ sinh thái sản xuất và tiêu thụ. Với nhà máy, cần tiếp tục hỗ trợ nông dân giải quyết trái cây tồn dư với chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường.

 bo truong nguyen xuan cuong: thanh long se som tro thanh cay 2 ty do hinh anh 2

Nhà máy Lavifood thu mua thanh long của nông dân đưa vào chế biến.

Ông Đặng Ngọc Cẩn - Tổng Giám đốc Công ty Lavifood cho biết, hiện công ty có 2 nhà máy đã đi vào hoạt động với công suất hơn 500 tấn nguyên liệu/ngày.

Trước bối cảnh khó khăn chung của dịch bệnh, công ty đang mở rộng thu mua và chế biến thanh long thành các dạng sản phẩm nước ép, sấy khô, sấy dẻo, đông lạnh…

Ông Cẩn cho biết, không thể phủ nhận việc nông dân trồng tươi bán tươi thì tiện lợi nhưng sản phẩm chế biến đi ra từ các nhà máy sẽ hạn chế nhiều rủi ro. Thực tế từ trước tới nay, nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Việc chung tay giải quyết tồn dư nông sản do sự cố virus corona đem lại lợi ích cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp. Cái lợi lớn hơn là người trồng thấy rõ lợi ích từ việc liên kết với doanh nghiệp.

“Hi vọng dịch corona qua mau và sau đợt dịch, việc ký kết hợp đồng mua bán để sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng sẽ thuận tiện hơn”, ông Cẩn nói.

 bo truong nguyen xuan cuong: thanh long se som tro thanh cay 2 ty do hinh anh 3

Theo ông Cẩn, sự cố virus corona sẽ đưa người dân và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn. Ảnh Gia Hân

Ông Võ Tấn Hồng Văn – CEO của ngân hàng SHB, một đơn vị tham gia lễ ký kết đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho rằng sự cố virus corona chỉ mang tính tức thời.

Ông Văn khẳng định, SHB không coi đầu tư vào nông sản là rủi ro cao vì khả năng xoay vòng vốn nhanh trong khi tiềm năng ngành này còn lớn. “Không chỉ riêng Lavifood, SHB luôn sẵn sàng nguồn vốn vay với lãi suất thấp để hỗ trợ cho doanh nghiệp có dự án khả thi từ công nghệ chế biến đến logistics” - ông Văn nói.

Toàn tỉnh Long An hiện có hơn 11.825ha trồng thanh long. Trong đó diện tích cho trái khoảng 9.586ha. Hiện tại thanh long đang vào vụ thu hái nhưng tình hình tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Sản lượng thanh long tồn chưa tiêu thụ được từ cuối tháng 1/2020 đến nay khoảng 30.000 tấn. Chưa kể đến 59.580 tấn sẽ được thu hoạch trong tháng 2/2020 và 31.750 tấn được thu hoạch trong tháng 3/2020.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 51997

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73418671