20:30 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường: Phát triển nông nghiệp bền vững là cơ hội của nông dân

Chủ nhật - 15/01/2017 06:56
Năm 2016 - một năm khó khăn của ngành nông nghiệp vừa đi qua. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (ảnh bên) đã chia sẻ băn khoăn về những khó khăn, thách thức và phác họa một con đường mới, những hy vọng mới cho tương lai của nông nghiệp nước nhà.

Không thể chạy đua theo mục tiêu xuất khẩu gạo

Thưa Bộ trưởng, năm 2016 có thể nói là một năm khó khăn của kinh tế đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng. Bộ trưởng có thể cho biết, ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn mới như thế nào?

Trước hết phải nói, năm 2016 là năm khó khăn, vất vả nhất đối với ngành nông nghiệp so với mấy năm gần đây. Một năm thiên tai trên khắp mọi miền đất nước.Từ đợt rét lịch sử ngay đầu năm ở 14 tỉnh miền núi phía bắc, tới hạn hán nghiêm trọng ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, rồi xâm nhập mặn khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long, đến lũ lụt kéo dài ở Trung Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Cùng với đó là sự cố môi trường biển xảy ra ở bốn tỉnh miền trung gây thiệt hại nặng nề kinh tế biển. Những điều đó cùng với tác động của thị trường thế giới, tổng cung lớn hơn tổng cầu về các sản phẩm thiết yếu, đã làm cho công tác chỉ đạo của ngành nông nghiệp hết sức vất vả, khó khăn.

Tuy nhiên, được sự chỉ đạo, quan tâm từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành và các địa phương, các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự cố gắng vươn lên của bà con nông dân, chúng ta vẫn đạt được một số kết quả nổi bật để làm tiền đề cho giai đoạn tới.

Mặc dù sáu tháng đầu năm, lần đầu tiên nông nghiệp trong mười năm qua tăng trưởng -0,18%, nhưng kể từ quý 3 trở đi, đã dần lấy lại được đà tăng trưởng. Đến cuối năm, con số tăng trưởng GDP chúng ta đạt được là 1,36%. Năm nay chúng ta cũng đã cán đích 32,1 tỷ USD xuất khẩu. Đây là một sự cố gắng lớn trong bối cảnh hiện tại. Có một điểm đáng mừng là đã có nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp. Mà trong đó, dòng chủ lưu tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao. Đây không chỉ là tiền đề cho năm nay mà cho cả giai đoạn tới, thúc đẩy nhanh hơn tái cơ cấu hướng đến một nền nông nghiệp hội nhập, hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Những năm trước, Việt Nam luôn tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhưng cho đến thời điểm này, lúa gạo Việt Nam đã mất vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ông có thể lý giải nguyên nhân? Và theo Bộ trưởng, chúng ta có nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc xuất khẩu gạo trong thời gian tới?

Đúng, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm. Bởi nông nghiệp Việt Nam đã hội nhập sâu vào đời sống kinh tế thế giới. Động lực của sản xuất chính là thị trường và thị trường cần gì chúng ta sản xuất cái đó. Thứ hai, chúng ta cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể. Thứ ba, phải tính toán đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cho người nông dân. Do đó, không thể chạy đua theo sản lượng lúa gạo và chạy đua theo mục tiêu xuất khẩu gạo. Chúng ta cũng không có tham vọng nhất nhì về vị trí xuất khẩu gạo. Năm 2016 đã chứng minh điều đó. Bởi năm ngoái đạt xấp xỉ 2,8 tỷ USD xuất khẩu gạo, năm nay giảm xuống chỉ còn 2,2 tỷ USD nhưng thay vào đó, chúng ta đã xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp khác mà tổng giá trị đưa lại gấp nhiều lần số hao hụt giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Do vậy, không chỉ năm nay, mà thời gian tới cần phấn đấu theo hướng này. Trên cơ sở đó, ngành lúa gạo cũng sẽ phải tổ chức lại theo hướng: giảm thiểu diện tích và sản lượng ở những vùng kém lợi thế, chủ động tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Có thể nói việc từng bước một giảm thiểu diện tích cây lúa để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và một số cây trồng khác là một chủ trương, là một định hướng đúng đắn mà chúng ta đang tiếp cận.

Chuyển hướng xuất khẩu và tiến tới hội nhập sâu cũng là một động lực thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Bộ trưởng có thể cho biết, chúng ta hiện có khó khăn gì và hướng tháo gỡ như thế nào?

Vừa qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương, các doanh nghiệp đều gặp nhau ở một điểm thống nhất là phải tháo những nút thắt để phát triển nông nghiệp bền vững. Đầu tiên là đất đai. Nếu không tháo gỡ được nút thắt về đất đai thì chúng ta không thể tổ chức sản xuất một cách hiệu quả, không có chuỗi giá trị sâu và không thể phát triển một cách bền vững.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành tập trung tháo gỡ, từ thông tư, nghị định, kiến nghị sửa một số nội dung Luật Đất đai để làm sao đất đai quy tụ dưới quy mô lớn phù hợp các dạng hình của những ngành hàng, những đối tượng sản xuất, để từ đó chúng ta có một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Tôi cũng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông dân chúng ta không thể đơn lẻ, mà phải có sự liên kết với các thành tố khác trong xã hội. Hai thành tố quyết định và quan trọng trong tổ chức sản xuất là doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX). Chúng ta cần có những chính sách rõ ràng hơn, ưu đãi hơn, khích lệ hơn để nhiều doanh nghiệp hơn nữa tập trung vào khu vực nông nghiệp.

Cùng với đó, cũng phải có chính sách để hỗ trợ cho kinh tế hợp tác nói chung, trong đó, HTX phải phát triển để 13,8 triệu hộ nông dân không chỉ là các hộ đơn lẻ. Nông dân tụ hội vào dưới dạng quy mô HTX, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để hình thành những vùng hàng hóa tập trung, hình thành những chuỗi giá trị, góp một phần hạ thấp nhất giá thành đầu vào sản xuất. Và chúng ta có điều kiện vùng nguyên liệu tốt, đồng nhất để chế biến và cũng có sức mạnh của các doanh nghiệp để chúng ta hội nhập một cách thành công. Và một điểm quan trọng nữa, đó chính là đầu tư vào công nghệ cao.

Chế biến dứa xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình. Ảnh | HUY HÙNG

Nông nghiệp sạch là đòi hỏi bức bách

Năm qua, chúng ta có nhiều biện pháp quyết liệt với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP). Bộ trưởng có thể cho biết, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này chưa?

Năm 2016 vừa qua được xác định là Năm An toàn thực phẩm. Vì thế, các nội dung chương trình của bộ đều rất quyết liệt, từ hoàn thiện thể chế, bộ máy, tập trung công tác kiểm tra, rà soát, giám sát chặt chẽ đầu vào, phối hợp các địa phương xây dựng các hệ thống kiểm soát thực phẩm. Vậy có thể nói, cho đến nay với sự cố gắng của toàn ngành, của hệ thống chính trị, các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân thì có thể nói chúng ta đã đạt được những kết quả ban đầu rất tích cực.

Trên toàn quốc có 50 địa phương đã xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn, trong đó 146 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra giám sát và quản lý chặt chẽ các chất cấm. Sáu tháng cuối năm 2016, qua thanh tra, kiểm tra giám định, cả nước không còn có trường hợp nào sử dụng chất cấm Salbutamol. Đó là cố gắng lớn về sự phối hợp các ngành và các địa phương. Một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..., vấn đề quản lý vệ sinh ATTP đã được tập trung chú ý, chỉ đạo và có kết quả. Đã thành lập Ban chỉ đạo tập hợp tất cả các sở, ban, ngành dưới sự chỉ đạo tập trung của UBND tỉnh, thành phố để giải quyết vấn đề này.

Chấn chỉnh về công tác an toàn thực phẩm được coi là cơ hội, hướng đi cho nông nghiệp sạch. Để làm tốt điều này cần những điều kiện gì thưa Bộ trưởng?

Trước hết, phải nói nông nghiệp sạch không phải hướng gì nữa, mà đây là một nguyên tắc, tôn chỉ để phát triển, một đòi hỏi bức bách. Trước hết, đó là đòi hỏi của 92 triệu người dân trong nước, thứ hai là của thị trường hội nhập quốc tế.

Để làm được nông nghiệp sạch phải làm tốt rất nhiều vấn đề. Trước hết, phải có nền quản trị thật tốt, kiểm soát thật tốt yếu tố đầu vào của sản xuất: từ vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn gia súc. Quản trị tốt những sản xuất đơn lẻ của 13,8 triệu hộ nông dân và những vùng sản xuất lớn với những HTX, doanh nghiệp nòng cốt... Thứ hai, phải hình thành được chuỗi sản xuất lớn. Một điều kiện cần thiết nữa, đó chính là tập trung tuyên truyền. Người Việt Nam ta nói chung ai cũng muốn sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sạch. Nhưng, hiện nay còn sản xuất nhỏ lẻ, thì công tác tuyên truyền của chúng ta cần phải làm tốt hơn để nâng cao nhận thức của các tầng lớp, từ người sản xuất nhỏ lẻ đến những hệ thống lớn. Cần tuyên truyền để cả xã hội đồng hướng tới một mục tiêu có nền nông nghiệp sạch.

Cảm ơn Bộ trưởng. Kính chúc ông một năm mới nhiều thành tựu mới!

Theo MINH NHẬT - HẢI PHƯƠNG (Thực hiện)/ Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 419


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758356