14:37 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng TNMT: Tích tụ đất đai chỉ là điều kiện cần

Thứ tư - 01/11/2017 03:45

Đó là ý kiến của ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TN-MT, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trên nghị trường Quốc hội ngày 31/10.

Về quản lý đất đai, ông Hà cho biết Bộ TNMT đang sơ kết việc thực hiện chủ trương chính sách về đất đai. Bộ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các vấn đề giải phóng mặt bằng, giá đất theo thị trường, tích tụ đất đai…

“Đây đều là vấn đề hết sức bức xúc”, ông phát biểu.

Tích tụ, tập trung đất đai là vấn đề quan trọng tiến tới công nghiệp hóa nông nghiệp công nghệ cao. Có nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan không tích tụ diện tích lớn nhưng bản thân họ cũng phát tiển nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, ông cho rằng tích tụ, tập trung chỉ là điều kiện cần.

Tích tụ, tập trung thì phải đảm bảo quyền lợi người dân, gắn với sinh kế lâu dài.

Bo truong TNMT: Tich tu dat dai chi la dieu kien can

Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà

Một điều cần khuyến khích là hộ gia đình nên chuyển thành doanh nghiệp, tiếp tục xem xét có mô hình tích tụ đất đai phù hợp. Theo ông, cần xem lại diện tích an ninh lương thực trồng lúa.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai thí điểm cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung tại tỉnh Thái Bình và Hà Nam.

Về phía Thái Bình đang làm theo hướng doanh nghiệp thuê ruộng 20 năm, còn quyền sở hữu đất vẫn là dân. Về công ăn việc làm, thì dự án đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tiếp thu các lao động phù hợp với dự án, đồng thời, phát triển công nghiệp dịch vụ ở địa phương để thu hút số lao động dôi dư.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 6/9, GS.TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam và quốc tế cho biết: "Trong hướng tích tụ ruộng đất tới đây, phải đạt được 2 nguyên tắc: Một là, bà con nông dân không bị mất đất, có mất thì chỉ một phần vài % để hùn vốn, theo cấu trúc hạ tầng của vùng đất đang sản xuất, nhưng được cải tiến lại thành khoảnh đất bằng phẳng.

Hai là, đảm bảo diện tích lớn cho nhà doanh nghiệp, để họ tự động điều khiển người nông dân trên mảnh đất đó, sản xuất ra theo đúng quy trình của nhà doanh nghiệp, sản xuất ra nguyên liệu có chất lượng cao nhất với giá thành hạ nhất.

Trong khi đó, TS Vũ Trọng Khải - nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT II, phân tích: "Tích tụ ruộng đất là xu thế tất yếu để đi lên sản xuất quy mô lớn, mang lại hàng hóa chất lượng cho thị trường. Trước hết, cần phải tạo điều kiện hình thành một thị trường đất đai đúng nghĩa để hình thành cung – cầu đất nông nghiệp, tạo cơ hội cho tích tụ đất đai.

Bo truong TNMT: Tich tu dat dai chi la dieu kien can

Bài học Nông trường sông Hậu

Để làm được điều đó, thì khi đất đai trở thành hàng hóa thuận mua vừa bán, sẽ tạo ra thị trường đất đai đúng nghĩa, đồng thời xóa được nguy cơ tiềm ẩn, thường trực của tham nhũng đất đai và mâu thuẫn xã hội, xung đột lợi ích giữa chủ đầu tư với nông dân, chính quyền với nông dân.

Bên cạnh đó, phải tạo ra nguồn cung đất nông nghiệp. Muốn thế, phải tạo điều kiện để nông dân trở thành thị dân một cách bền vững, không phải trở về làm nông dân nữa. Qua đó tạo ra nguồn cung đất nông nghiệp khi nông dân sẵn sàng bán đất hay cho thuê đất lâu dài".

Đưa ra nhận định chung, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN-PTNT phân tích: "Về chuyện này có 2 trường hợp cần đặt ra:

Với Luật hiện có chưa thể thay đổi thì phải kích thích hình thức thuê đất giữa doanh nghiệp với người dân, kích thích kinh tế trang trại, giữa nông dân thuê với nhau, kích thích nhiều HTX thuê đất của dân với quy mô rộng, kích thích cánh đồng lớn.

Để làm tất cả thì cần quy hoạch rõ ràng, sổ sách bài bản, giấy tờ đầy đủ, kèm theo đó hỗ trợ về hạ tầng, tích tụ tập trung có nơi hỗ trợ tiền trực tiếp, có nơi hỗ trợ bằng lãi suất tín dụng, hoặc cho thêm vai trò chính quyền để giúp nối kết nông dân với doanh nghiệp.

Còn nếu sửa Luật phải có một số thứ khác, tăng hạn mức được nhận chuyển nhượng, mở rộng đối tượng được phép chuyển nhượng, mở rộng đối tượng được phép cho thuê đất, linh hoạt đất lúa.

Đặc biệt đầu tư cả vùng nguyên liệu rộng cần có nhà điều hành, chỗ vườn ươm công nghệ, cho phép mức nhất định.

Để làm được, chúng ta cần có những bộ nguyên tắc khi các tỉnh xin thí điểm cơ chế đặc thù có nghĩa có những thứ không giống Luật lắm".

Sơn Ca (Tổng hợp)/ Báo Đất Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 390

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 388


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 912581

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64898525