13:32 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón phân cho vườn cây ăn trái vùng đất phèn - mặn

Thứ năm - 26/12/2019 19:40
Theo các nhà khoa học, việc cải tạo đất, hạ phèn trong canh tác là điều phải được thực hiện thường xuyên.
Người dân U Minh chăm sóc vườn cam.

Việc rửa phèn cần phải có liếp, rãnh, mương và đặc biệt là máy bơm đối với những vùng phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời như khu vực thuộc vùng biển Tây là các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước thuộc tỉnh Cà Mau, hay huyện An Biên, An Minh thuộc tỉnh Kiên Giang.

Nhà vườn có thể sử dụng vôi, tùy vào pH đất mà có lượng bón phù hợp. Ví dụ, khi đất có chỉ số pH từ 4-4,5 nên bón vôi trung bình 500kg/ha. Nhưng nếu pH vào khoảng 5,5-6 thì chỉ cần bón 300kg/ha. Khi bón vôi, cần xới xáo nhẹ trên mặt đất, và bón đều cho cả liếp, bón 1 lần/năm và bón vào đầu mùa mưa.

Ngoài ra, để quản lí phèn, tức độ chua của đất hiệu quả hơn bà con có thể sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn bón cho vườn cây ăn trái. Trong loại phân bón trên có cả nguyên tố canxi và lân, 2 nguyên tố này có tác dụng kép trong quản lí phèn.

Đồng thời, nguyên tố Silic trong phân bón này có tác dụng làm cho cành nhánh, lá cây trở nên cứng cáp, chống lại sự xâm nhập của dịch hại, và giúp cây quang hợp tốt hơn. Liều lượng sử dụng từ 0,5-2 kg/gốc, tùy từng loại cây. Việc dùng sản phẩm chuyên dùng này tại những vùng đất nhiễm mặn, phèn sẽ vừa giúp cải tạo đất và phục hồi vườn cây sau thu hoạch.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học thì cây trồng muốn tạo ra trái cần phải hấp thụ 14 loại chất từ đất. Các chất này gồm đa, trung và vi lượng. Vì vậy, nhà vườn cần bón đầy đủ, cân đối các loại dinh dưỡng thì cây mới cho hiệu quả năng suất cao, đặc biệt tại những vùng đất bị nhiễm phèn, mặn thì điều này càng cần phải được lưu ý hơn. Việc bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng được chia thành từng giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn sau thu hoạch: Đây là lúc cây tạo ra cành tược mới để chuẩn bị ra trái cho vụ tiếp theo. Giai đoạn này nhà vườn nên bón các loại phân bón phân chuyên dùng như Đầu Trâu AT1, có thể bón 0,5-1kg/gốc, đối với các loại cây ăn trái như cam, quýt, chôm chôm… Và ở giai đoạn này, cũng tùy tình hình vườn cây. Nếu vụ trước vườn cây cho năng suất cao, trái nhiều, cành lá sau khi thu hoạch lại ít, thì sau khi bón phân Đầu Trâu AT1 có thể cho thêm vài trăm gram Ure (đạm) để bổ sung. Và có thể sử dụng Ure 46A+ để tránh thất thoát và hiệu quả sử dụng phân bón cao hơ

 
 
Quá trình bón phân nếu bón không đúng cách, tức là đúng vị trí cần thiết của rễ sẽ khiến phân bón không được đất giữ và cây không hấp thu được gây thất thoát dinh dưỡng. Ngoài ra, chọn đúng dòng phân bón chuyên dùng và áp dụng đúng kỹ thuật bón chính là 2 yếu tố quan trọng quyết định một mùa vụ như ý, hiệu quả cho nhà vườn.
Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, kết trái: Nhà vườn nên bón các loại phân chuyên dùng cho cây ăn trái như Đầu Trâu AT2, với công thức cấu tạo giúp cây ra hoa tốt, đậu trái sai. Liều lượng từ 0,5-1kg/gốc.




Đặc biệt, chú ý, với cây cam, quýt, sau khi xiết nước, bước vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa thì mới bón phân. Và giai đoạn này, không nên bổ sung Ure vì nếu bổ sung Ure giai đoạn này, cây sẽ tiếp tục ra đọt, lá mà không tập trung vào hình thành trái.

Giai đoạn cây đã đậu trái: Nhà vườn tiếp tục duy trì bón phân chuyên dùng như Đầu Trâu AT3 hoặc Đầu Trâu Nuôi Trái, để giúp trái phát triển, đạt chất lượng cao.

Đối với cây có múi thì thời gian nuôi trái thường kéo dài hơn, như bưởi khoảng 8 tháng, cam quýt khoảng 9-10 tháng, thì bà con có thể chia ra làm nhiều lần bón để nuôi trái, đảm bảo chất lượng trái được tốt nhất.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo khi bón phân nếu nhà vườn không chú ý cách bón thì sẽ rất dễ gây rửa trôi và thất thoát phân. Nhà vườn nên lưu ý khi bón phân nên bón theo hình chiếu của tán cây, nghĩa là tán cây ra tới đâu thì chỉ bón xuống tới đó.

Trong trường hợp nếu cây lớn, giáp tán và không còn hình chiếu thì bà con bón ở giữa 2 hàng cây. Nên xới xáo nhẹ giữa 2 hàng cây khoảng bề ngang 3-5m, cào nhẹ và sau đó bón ở giữa. Sau đó cào làm sao cho hạt phân rớt ở dưới và tiến hành tưới nước.

HỒNG HUỆ/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 326


Hôm nayHôm nay : 88341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1193317

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61515274