Theo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra một bộ gien biểu hiện khác biệt trong hai giống gà có thể chống lại, ở các mức độ khác nhau, bệnh Newcastle, một loại virus cản trở sản xuất gia cầm trên toàn thế giới.
Việc xác định các gien này giúp đàn gà sống sót qua đại dịch Newcastle và giúp đưa ra các chiến lược nhân giống tạo ra các đàn gà có khả năng chịu bệnh tốt hơn và sinh sản tốt hơn.
Tác giả nghiên cứu cho biết, nếu bệnh Newcatsle xuất hiện ở đàn gà thì cả đàn sẽ bị tiêu hủy. Bệnh Newcastle là một mầm bệnh gia cầm quan trọng. Nhiều người có thể không nghe nhiều đến bệnh này ở Mỹ do được kiểm soát tốt, song đây là bệnh đặc trưng ở nhiều vùng thuộc châu Phi và châu Á. Nếu một chủng virus xâm nhập vào đàn gà, cả đàn sẽ bị chết và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Theo các nhà khoa học, bệnh Newcatsle có vắc xin điều trị nhưng thường không được sử dụng ở nhiều nước do chi phí cao thường khiến việc sử dụng vắc xin để bảo vệ đàn nhỏ trở nên thiếu thực tế ở nhiều quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật sáng tạo để nghiên cứu phản ứng miễn dịch bẩm sinh của hai giống gà là Fayoumi và Leghorn. Thay vì sử dụng các nghiên cứu trên động vật, hoặc các dòng tế bào, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phôi gà. Do hệ thống miễn dịch của gà có trong trứng trước khi nở, các nhà nghiên cứu có cánh cửa để nghiên cứu gien của hệ miễn dịch, đưa ra một số lợi thế so với các phương pháp khác.
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù bệnh Newcastle không được coi là mối đe dọa lớn ở Mỹ, nhưng điều đó có thể thay đổi người nuôi gà cảnh ở Mỹ và cho đối với các cơ sở sản xuất gia cầm lớn. Một đợt dịch bệnh Newcastle gần đây ở Nam California đã gây ra cái chết của hơn 1,2 triệu con gà.
Nguồn: PV/Cổng thông tin Bộ NN & PTNT
https://www.mard.gov.vn/Pages/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-gien-tao-ra-giong-ga-chiu-benh-tot-hon.aspx
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn