07:54 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách mạng công nghiệp 4.0, nông dân có thể trở thành tỷ phú

Thứ ba - 17/04/2018 10:45
Đó là băn khoăn, câu hỏi của không ít học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc đối với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đã diễn ra trong không khí cởi mở, hào hứng.

Gần 400 học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc đã cùng Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, Thành viên Hội đồng giáo dục Quốc gia chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, nhiều ước mơ, trăn trở của học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Đặc biệt là học sinh cuối cấp lớp 12 đang đứng trước cơ hội bước chân vào giảng đường đại học, nhưng cũng không ít học sinh lo lắng, băn khoăn trước câu hỏi có nhất thiết phải học đại học mới có việc làm và làm giàu.

Trong khuôn khổ hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc lo lắng về thách thức trong thời đại 4.0 các em có bị thất nghiệp không?

Nhiều câu hỏi, băn khoăn của học sinh được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ và định hướng. Ảnh: Vũ Phương

Đặc điểm của học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc là người dân tộc thiểu số như Sán dìu, Cao Lan, Nùng…

Đa phần học tập tại ngôi trường này các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Với các em “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” vẫn còn rất mới.

Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng về hướng đi chọn nghề trong tương lai và không phải học sinh phổ thông nào cũng vào được đại học nên các em thực sự hoang mang khi tìm đường đi cho bản thân mình nên Giáo sư, nhà giáo Nguyễn Lân Dũng rất đồng cảm và chia sẻ.

Bằng những câu chuyện sinh động về những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu, những con người xuất thân từ chân đất, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tiếp lửa cho các em học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc.

Học để trở thành người tự do, thành công dân toàn cầu, thế hệ trẻ Việt Nam tự tin hội nhập với thế giới Giáo sư Nguyễn Lân Dũng còn động viên các em học sinh khởi nghiệp ngay trên chính quê hương mình.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng chia sẻ, hiện tỷ lệ cử nhân thất nghiệp khá cao lên đến cả ngàn người, bởi vậy đại học không phải là con đường duy nhất để các em khẳng định bản thân, làm giàu.

Nhiều nông dân đã trở thành tỷ phú, điều quan trọng các em theo đuổi đam mê, có ý chí sẽ vượt lên mọi khó khăn, vất vả và thành công.

Học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng truyền cảm hứng, truyền lửa đam mê trước ngưỡng cửa cuộc đời. Ảnh: Vũ Phương. 

Chia sẻ với phóng viên, em Chu Kim Chiến, học sinh lớp 12E, người dân tộc Sán Dìu đến từ vùng khó khăn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) bày tỏ sự quyết tâm, nỗ lực hết mình để thi vào trường đại học mà mình mơ ước sau khi nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng truyền cảm hứng.

Em Chu Kim Chiến cho biết: “Bản thân em rất ngưỡng mộ và khâm phục Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và gia đình giáo sư là những nhà khoa học, nhà trí thức cao được mọi người kính trọng.

Những câu chuyện của giáo sư kể về những tấm gương vươn lên bằng nghị lực phi thường, không chùn bước trước những khó khăn trong cuộc sống đã tiếp thêm cho em sức mạnh, ý chí, quyết tâm nỗ lực trong học tập và hướng đi cho tương lai của mình”.

Em Nguyễn Kim Chiến cũng nhắc lại tấm gương về “vua bơ” Trịnh Xuân Mười dù sinh ra trong gia đình nghèo khó đã vươn lên trở thành người giàu có mỗi năm thu nhập nhiều tỷ đồng.

Hay chị Nguyễn Thị Thắm sinh ra đã không có hai tay, nhưng đã không ngục ngã trước số phận mà viết tiếp ước mơ vào giảng đường đại học bằng đôi chân cầm bút.

Em Chiến cũng chia sẻ: “Điều mà học sinh chúng em lo lắng nếu không vào được đại học sẽ làm gì, nhưng sau khi nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể những tấm gương trồng nấm, trồng đu đủ, trồng cây ghép 20 loại quả khác nhau mang lại giá trị kinh tế lớn đã giúp chúng em hiểu rằng nông dân cũng có thể trở thành tỷ phú.  

Như giáo sư chia sẻ, trong thời đại 4.0 các em phải nghĩ được, xem mảnh đất nhà mình trồng gì phải xuất khẩu được.Vừa được nhiều tiền lại vừa đem lại ngoại tệ cho đất nước. Đây là ví dụ đơn giản việc các em có thể làm trong thời đại 4.0”.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiết lộ mức thu nhập của anh "Mười bơ" hiện nay gần 10 tỷ đồng trên năm. Trong những năm tới, chắc chắn thu nhập sẽ được nhân lên vì bơ của "Mười bơ” sẽ xuất khẩu sang thị trường nhiều nước.

Các thầy cô giáo Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc chụp ảnh lưu niệm với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Vũ Phương. 

Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo, các em học sinh Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ tấm gương lao động, học tập và đặc biệt tấm gương tự học của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

Chính vì vậy các kiến thức về nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sạch của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tạo hứng khởi đặc biệt cho các em.

Mỗi con người đều có lý tưởng và sự đam mê khác nhau, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khuyên các em hãy chọn cho mình con đường phù hợp với bản thân để mình có thể trở thành người tự do dùng tri thức của mình để phục vụ cuộc sống.

Đặc biệt, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng khuyên các em học sinh học thật giỏi  ngoại ngữ. Bởi có ngoại ngữ các em mới tiếp cận được khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Trao đổi với phóng viên, thầy Đỗ Xuân Canh – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc xúc động cho biết: “Đặc điểm học sinh của Trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Vĩnh Phúc là con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Chất lượng đầu vào lớp 10 của trường ở mức còn thấp nên nhà trường luôn chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên thông qua các buổi tập huấn và tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc lãnh đạo đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh thông qua dự giờ...  

Đối với những giáo viên năng lực còn hạn chế, các tổ trưởng chuyên môn sẽ chủ động xây dựng kế hoạch giúp đỡ.

Ban giám hiệu nhà trường quyết tâm xây dựng 3 tốt: “Dạy tốt, học tốt và quản lý tốt”.

Thầy Đỗ Xuân Canh cũng bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã có những chia sẻ hết sức ý nghĩa, tạo động lực, truyền cảm hứng quyết tâm cho học sinh và thầy cô giáo tiếp tục cố gắng hết mình trong học tập, giảng dạy, lao động.

Theo Báo Giáo dục
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 53538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 426365

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73473336