14:12 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cam Kỳ Yến- Nâng tầm thương hiệu cam Vinh

Thứ ba - 21/11/2017 05:27
Con đường khởi nghiệp nào cũng khó khăn, đặc biệt đối với khởi nghiệp nông nghiệp, cần có niềm đam mê thực sự, lựa chọn được con đường đi tới thành công.
 
Cam Kỳ Yến tạo được đầu ra vững chắc cho sản phẩm

Xuất thân từ xứ Nghệ - vùng đất trồng cam lâu đời, hành trình đến với cây cam của chị Nguyễn Thị Lê Na (sinh năm 1986) bắt nguồn từ mục đích tìm kiếm đầu ra cho nông sản quê nhà. 

Khi thị trường thay đổi, gia đình chị Lê Na cũng như hầu hết những nông dân trồng cam khác gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình phải bỏ đi hàng tấn cam bởi không có nơi tiêu thụ. Chị quyết định thành lập Công ty Cổ phần trang trại nông sản Phủ Quỳ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) với mong muốn trở thành đơn vị mở rộng thị trường, nâng tầm kinh doanh cho sản phẩm cam Vinh. Trong quá trình vừa làm việc vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm, Lê Na nhận ra cách làm truyền thống lâu nay không hiệu quả, lại không bền vững bởi người nông dân luôn ở thế bị động, trồng cam chờ thương lái đến mua.

Từ thực tế đó, Lê Na nhận thấy mình cần phải là người chủ động nắm bắt thị trường, có như vậy mới giải được bài toán đầu ra cho sản phẩm; thực hiện theo chuỗi giá trị và chuỗi liên kết với người nông dân, nhà đại lý, người tiêu dùng. Trong chuỗi liên kết đó, vai trò của Lê Na là nhân tố trung gian kết nối nhà nông với người tiêu dùng, làm người quản lý và hướng dẫn mọi người trong cách làm mới.

Chị bắt đầu bằng việc phát triển thương hiệu, đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm qua truyền thông mạng xã hội, chủ động nắm bắt đối tượng hợp tác để có nguồn tiêu thụ và dự kiến số lượng sản phẩm cần cung ứng, sau đó tập trung vào sản xuất. Xác định "chất lượng hơn số lượng", Lê Na trồng cam theo chuẩn VietGAP để kiểm soát tốt hơn sản phẩm cung ứng ra thị trường. Công ty của chị là đơn vị đầu tiên của tỉnh Nghệ An áp dụng canh tác theo VietGAP. Trải qua không ít khó khăn khi thay đổi cách làm truyền thống theo hướng hoàn toàn mới, Lê Na thành công tạo ra thương hiệu Cam Kỳ Yến xứ Nghệ được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ. Đến nay, trang trại cam Kỳ Yến có tổng diện tích trồng theo quy trình VietGAP 10ha, hợp tác với 4 hộ nông dân, thu hoạch khoảng 100 tấn cam/năm, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, công ty đang thực hiện thí điểm 5ha cam sinh thái, thân thiện với môi trường, không sử dụng hóa chất trong canh tác - bước tiến mới trong kinh doanh nông nghiệp. 

Thời gian tới, Lê Na tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh liên kết với người nông dân, trồng cam kết hợp sản xuất các sản phẩm từ cam như mứt vỏ cam, tinh dầu cam...; mở rộng mô hình trồng cam sinh thái, từ đó khởi xướng dự án du lịch sinh thái, bảo đảm lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 369

Máy chủ tìm kiếm : 30

Khách viếng thăm : 339


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1067043

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294358