Vùng nuôi tôm trên cát ở xã Xuân Liên là một trong những địa chỉ chưa được kiểm soát chặt chẽ khi xả nước thải ra môi trường.
Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các cơ sở nuôi tôm trên cát trên địa bàn đều không lót bạt chống thấm, ở một số nơi, diện tích ao xử lý nước thải nhỏ hơn một ao nuôi. Tại các cơ sở nuôi trồng này, các tài liệu đánh giá về tác động môi trường hầu như không phản ánh được lượng xả thải ra biển theo đơn vị tính m3/ngày đêm mà chỉ tính chung cho cả vụ nuôi nên số liệu chỉ mang tính tương đối, chưa chính xác.
Quá trình quản lý của các cơ quan chức năng cũng đang gặp nhiều khó khăn do các chủ cơ sở nuôi hoàn toàn chủ động xả, cơ quan nhà nước bị động và không biết được thời điểm nào sẽ xả để lấy mẫu kiểm tra. Mặt khác, huyện và các xã không có các phương tiện kỹ thuật để lấy mẫu kiểm tra, phân tích nên khi cần thì phải mời các cơ quan chuyên môn cấp trên...
Để hạn chế ô nhiễm môi trường biển do các cơ sở nuôi trồng thủy sản nói chung và tôm trên cát nói riêng thì các cấp, ngành chức năng cần sớm quy hoạch, xây dựng các khu xử lý nước thải từ các hồ tôm trước khi đưa ra môi trường; đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, bố trí nhân lực để thuận lợi trong việc kiểm tra, phân tích nguồn nước thải.
Bên cạnh tập trung tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho các chủ cơ sở nuôi trồng thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm để tạo tính răn đe. Ngoài ra, cơ quan chức năng phải yêu cầu các cơ sở nuôi trồng hoàn thiện các loại hồ sơ liên quan đến đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm quy trình xả thải, quan tâm đầu tư mua sắm các thiết bị bảo vệ môi trường...
Theo Phương Thảo/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn