21:43 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Canh cua đồng

Chủ nhật - 26/03/2017 08:22
Mùa hè sắp về. Tôi chợt nhớ những ngày hè nắng bải hoải, nắng hầm hầm, nắng khô khốc mà lũ trẻ con vẫn cứ được thể giang dãi ngoài ruộng mương, đồng bãi để tìm kiếm lũ cá đồng đang ngọ nguậy dưới lớp bùn non. Mùa hạn cũng là thời điểm “chính vụ” của những ngày hè bắt cua đồng dạo trước.

canh cua dong

Ảnh minh họa từ internet

Khoảng cách lối ruộng này sang lối ruộng khác thường có những cái mương nước nhỏ hẹp. Bắt cua đồng thì dễ hơn bắt cá nhiều nhưng khéo léo và kinh nghiệm vẫn hơn là tự thân mò mẫm, được chăng hay chớ. Cua đồng ngày hè ít trú ngụ trong hang như nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa khi mới 11 tuổi đã viết: “Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy...”.

Chúng tôi chỉ việc chặn một đầu mương lại, rồi đặt chiếc lờ ở cuối mương đã được lấp kín xung quanh bằng đất nhão rồi cứ thế dùng cây cỏ lùa xuôi theo mương nước là cua tự khắc lồm cồm bò vào trong lờ theo dòng nước nóng hổi và ít ỏi còn lại. Ở các thửa ruộng mà sáng sớm người lớn cho trâu bừa đất bằng phẳng để chuẩn bị gieo cấy, lũ cua đồng khi ấy sẽ không còn chỗ nương náu. Chớp lấy thời cơ, chúng tôi sẽ chọn thời điểm chính ngọ để ra đồng, cứ thế, hớn hở nhặt những chú cua đang trần trụi phơi mình dưới cái nắng bỏng rát cho vào oi, từ mẻ này đến mẻ khác.

Cua chúng tôi mang về được mẹ cho lội qua nước nhiều lần để rũ sạch rêu rong bám quanh mai nó. Tiếp đến, mẹ bóc mai, lột yếm rồi cho vào cối gỗ giã nhuyễn. Cua sau khi được giã sơ qua sẽ được mẹ lọc qua nước, rồi tiếp tục giã thêm 2 lần nữa, đến khi nào nước cua không bị lẫn bởi bã cua nữa. Gạch trong mai cua được mẹ dùng que tăm tre cật tỉ mẫn khều ra, trộn thêm hành với gia vị phi lên.

Nước cua khi nấu sôi, riêu cua sẽ từ từ nổi lên kín mặt nồi, mẹ bốc từng nắm rau tập tàng bỏ vào, đảo nhẹ, sao cho riêu và rau quyện vào nhau đượm thấm và bốc mùi thơm lựng. Gạch cua được chế biến trước đó, mẹ múc trải đều một lớp trên bề mặt tô canh, nước canh tự khắc dậy màu vàng rộm, chưa nếm mà đã nghe mùi mẫn cả mọi giác quan. Canh cua đồng ăn với cà pháo muối mặn, thật không còn gì đậm đà hơn! Cua đồng còn được dùng để nấu riêu (bún riêu) và nhiều món khác nhưng trong bữa chính, canh cua đồng vẫn có hương vị riêng.

Nguyễn Tiến Dũng/baohatinh.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839196

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71066511