04:11 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấp hạn ngạch đánh bắt thủy sản: Muốn thực hiện phải hỗ trợ ngư dân

Chủ nhật - 26/03/2017 10:26
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Luật Thủy sản (sửa đổi), Thượng tướng Phạm Ngọc Minh (ảnh) – Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam có đề xuất rất đáng chú ý là “cấp hạn ngạch để đánh bắt thủy sản, không thể để đánh bắt bừa, tận diệt”. Để làm rõ hơn đề xuất này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tướng Phạm Ngọc Minh.

Thưa Thượng tướng, đề xuất cấp hạn ngạch đánh bắt thủy sản của ông có phải dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia?

- Tôi đi thăm một số quốc gia, thấy ở các nước lớn họ có cấp hạn ngạch đánh bắt hải sản. Dựa trên tổng hạn ngạch chung của cả nước, họ quy định hạn ngạch cho từng loại thủy sản được đánh bắt  là bao nhiêu, đánh bắt vào mùa nào...

 Đề xuất của tôi phát biểu ở phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi góp ý về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) là mang tính định hướng, còn để thực hiện được cần một quá trình lâu dài, như còn phải quy hoạch, hoạch định được nguồn hải sản vùng biển là bao nhiêu, một năm khai thác bao nhiêu, để lại bao nhiêu. Dù đề xuất đó chưa thể thực hiện được ngay, nhưng tôi nghĩ cần phải nghiên cứu.

 cap han ngach danh bat thuy san: muon thuc hien phai ho tro ngu dan hinh anh 1

   Thành quả sau một chuyến biển của ngư dân huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. ảnh:  L.H.T 

Ông có nghĩ để thực hiện được đề xuất đó sẽ gặp nhiều khó khăn?

- Đúng là khó, vì hoạt động đánh bắt thủy sản nước ở nước ta còn theo truyền thống, tập quán. Tuy nhiên, như tôi đã nói, chúng ta cần phải nghiên cứu để có lộ trình, từ đó mới quy hoạch được ngành nghề đánh bắt thủy sản.

Như ông nói thì hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, nên nếu đặt vấn đề cấp hạn ngạch đánh bắt, cuộc sống của họ sẽ gặp khó khăn?

- Chắc chắn là có ảnh hưởng. Chính vì thế, muốn triển khai việc này cần phải có những cơ chế chính sách khác đi kèm, như chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, chuyển đổi các phương tiện đánh bắt thủy sản. Để làm đươc việc này, ngoài quy hoạch, hoạch định cần có thêm những cơ chế chính sách đi kèm và phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Về đề xuất của mình, ý của tôi là cần nghiên cứu các mùa cá sinh sản, những khu vực cá vào sinh sản, những khu ven bờ, các đảo gần bờ, từ đó có hạn ngạch để đánh bắt cho phù hợp. Nhiều nước đã có quy định mùa cá sinh sản, những khu vực cá sinh sản, khu vực bảo tồn họ đều cấm đánh bắt ở đó.

Theo ông ngoài việc cấp hạn ngạch để đánh bắt cần có thêm những biện pháp gì để giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
- Thứ nhất phải có những luật như Luật Thủy sản (sửa đổi) đang được cho ý kiến, khi luật ban hành các quy định phải được thực hiện nghiêm, chế tài đủ mạnh. Thứ hai là lực lượng kiểm ngư, rồi lực lượng thực thi pháp luật trên biển phải đủ mạnh. Thứ ba phải tuyên truyền sâu rộng nâng cao ý thức cho người dân.

 

 

Theo ông, nguyên nhân nguồn thủy sản của chúng ta suy giảm nghiêm trọng có phải có cách đánh bắt kiểu tận diệt, cũng như đánh bắt không theo quy hoạch?

- Tôi có nói trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội là trước đây nhiều năm, chúng tôi đi biển thấy hải sản rất nhiều. Ví dụ đi các vùng đảo ven bờ như đảo Bạch Long Vỹ, Phú Quốc… anh em ở trên tàu chỉ cần sử dụng cách đánh bắt thô sơ như thả câu cũng đã được nhiều cá. Còn hiện nay đánh bắt theo kiểu đó hiếm hoi lắm mới được một con cá.

Điều đó cho thấy số lượng thủy sản trên biển nước ta đã suy giảm rất nhiều. Vì vậy cần phải có những biện pháp để duy trì các đàn cá nhất là ở các khu vực ven biển, các đảo gần bờ, khu vực lộng. Còn ngoài khơi, cá đi theo các đàn di trú, hôm nay ở chỗ này mai ở chỗ khác, việc đánh bắt không vấn đề gì.

Tình trạng suy giảm hải sản có nhiều nguyên nhân, do biến đổi khí hậu, do tác động của môi trường, cũng có lý do chúng ta đánh bắt bằng chất nổ, đánh bắt bằng xung điện, đèn công suất cao, lưới mắt nhỏ, đánh bắt vào mùa cá sinh sản... Việc khai thác của chúng ta theo hướng là đánh bắt là chính, chứ chưa có giải pháp để duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Chính vì thế khi nguồn lợi thủy sản trên biển nước ta bị suy giảm, ngư dân của chúng ta khi đi đánh bắt đã xâm phạm vùng biển của một số nước trong khu vực.

Việc ngư dân xâm phạm vào vùng biển nước khác bị bắt thì chính những ngư dân  đó bị thiệt hại về kinh tế (chẳng hạn họ phá tàu hay phạt tiền - PV).

Xin cảm ơn Thượng tướng! 

Tác giả bài viết: Lương Kết

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 291


Hôm nayHôm nay : 42195

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1002351

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74049322