16:02 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấp thiết đưa kỹ năng mềm vào dạy nghề

Chủ nhật - 03/06/2018 12:00
Nhiều học sinh tốt nghiệp bằng khá giỏi nhưng lại không tìm được việc. Nguyên nhân chủ yếu do các em thiếu kinh nghiệm, đặc biệt không có kỹ năng mềm khiến cho việc hội nhập thị trường lao động.

Tự tin hơn vì có kỹ năng mềm

Mới đây, ngày 23.5 tổ chức Plan International đã phối hợp cùng với Trường Cao đẳng  (CĐ) Nghề công nghiệp Hà Nội và Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị tổ chức hội thảo “Công bố tài liệu và chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo nghề”.

 cap thiet dua ky nang mem vao day nghe hinh anh 1

    Ngoài kỹ năng nghề, học sinh Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội còn được học kỹ năng đảm bảo an toàn lao động, kỹ năng mềm. Ảnh: Nguyệt Tạ

Theo báo cáo của Internation Plan, hơn 2.000 sinh viên trường nghề tại Hà Nội được đào tạo kỹ năng phát triển bản thân và sẵn sàng làm việc, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại công nghệ 4.0. Sau 2 năm triển khai và áp dụng, 100% sinh viên của hai trường cao đẳng nghề đã được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thích ứng được với môi trường học nghề, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng bước vào thị trường lao động.

Theo bà Lê Quỳnh Lan – Quản lý chương trình của Tổ chức Plan tại Việt Nam cho biết bộ tài liệu được xây dựng dựa trên đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng sống của thanh niên đang theo học chương trình nghề và yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Kỹ năng mềm thực chất là những kỹ năng cần thiết để một học sinh thích ứng với quá trình đào tạo cũng như như nắm bắt những kiến thức mới chuẩn bị cho quá trình xin việc, tìm kiếm việc làm. Có thể kể tới như: Kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng ứng xử, kỹ năng viết hồ sơ xin việc, kỹ năng, tác  phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm...

Là một trong những học sinh được hưởng lợi từ chương trình, em Nguyễn Bá Văn – học sinh khoa Công nghệ ôtô Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Đây là một môn học mang rất nhiều cảm xúc cho em. Nhờ có môn học, và sự hỗ trợ rèn dạy của các thầy cô, em đã thay đổi và trưởng thành rất nhiều qua thời gian học tập tại trường”.

Em Lò Văn Ngọc - khóa Trung cấp Đường ống công nghệ 3, đến từ tỉnh Sơn La tâm sự: “Được học kỹ năng mềm không chỉ củng cố thêm kiến thức nghề mà còn giúp em có thêm thay đổi trong cách suy nghĩ. Em hiểu, học nghề hay học đại học chỉ là một kênh để tìm kiếm việc làm, quan trọng là phải nắm bắt được cơ hội, thích nghi với môi trường làm việc mới. Đặc biệt khi làm việc thì phải quyết tâm và nỗ lực không ngừng. Sau khi hoàn thành khóa học em sẽ về làm việc tại địa phương và giúp vợ em đi học nghề may như mong muốn của cô ấy”.

Không thể phủ nhận được hiệu quả từ chương trình mang lại, thầy Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng phòng Học sinh, sinh viên Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội cho biết, nhờ được đào tạo kỹ năng mềm mà nhiều học sinh trong trường cảm thấy tự tin. Tuy nhiên, do những hạn chế ban đầu mới đào tạo nên những kiến thức đọng lại trong học sinh còn chưa được nhiều.

Sẽ nhân rộng mô hình

Cô Trần Thị Sinh - giáo viên dạy kỹ năng mềm, Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị chia sẻ: “Chương trình đào tạo kỹ năng mềm này thực sự có giá trị không chỉ đối với học sinh mà còn với cả giáo viên. Chúng tôi thấy được sự thay đổi rõ rệt của học sinh, sự mạnh dạn và tự tin, sự quyết tâm và nghị lực sau từng bài giảng. Bản thân giáo viên chúng tôi cũng thay đổi rất nhiều từ thái độ đến ý thức trách nhiệm với học sinh”.

Khẳng định tính hiệu quả từ mô hình dạy kỹ năng mềm, ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, thực ra kỹ năng mềm không phải là môn học gì đó quá mới lạ. Tại nhiều nước phát triển, kỹ năng này được xem như là môn học chính khoá. Tuy nhiên, đúng là tại Việt Nam việc dạy những kỹ năng này còn khá mới mẻ, ngay cả trong các trường đại học lẫn trường nghề.

 “Chúng tôi đánh giá kỹ năng mềm là một vấn đề quan trọng nên đã và đang yêu cầu sẽ triển khai chương trình này trên toàn hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn mở rộng mô hình đào tạo kỹ năng mềm tới các trường nghề ngoài hai trường trong dự án” – ông Khánh nói.

Ông Khánh cũng nhấn mạnh, trong thời đại cách mạng 4.0, các chương trình luôn luôn thay đổi, cải tiến, tất cả người lao động phải cần có kỹ năng nghề tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 443521

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73490492