02:58 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây nhãn Hưng Yên trên đất Tây Nguyên

Thứ ba - 27/08/2019 05:11
Anh Nguyễn Đình Lắp, một trong những nông dân đầu tiên đưa cây nhãn vào trồng trên vùng đất xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.

Là một người con quê nhãn Hưng Yên, năm 2006, anh Lắp đến thôn Thuận Nghĩa, xã Thuận Hạnh lập nghiệp. Ban đầu anh mua lại 3ha đất trồng tiêu nhưng đến năm 2016, cây tiêu có hiện tượng bệnh nhiều nên anh quyết định cải tạo vườn để đưa loại giống nhãn cùi đường phèn về trồng thử nghiệm tại thôn Thuận Nghĩa. Vào thời điểm đó, giá cả hồ tiêu đang cao, nhiều người trong vùng ngăn cản, khuyên anh nên trồng thử trên một diện tích nhỏ, không nên làm liều vì trồng nhãn vừa lâu thu hoạch, trong khi khí hậu của Đắk Nông lại khác xa so với các tỉnh chuyên trồng nhãn. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, anh Lắp quyết định xuống giống trồng 400 cây nhãn và 170 cây bơ Boot7. Qua 4 năm trồng đến nay, vườn cây nhà anh đã bắt đầu cho thu chính và đạt năng suất rất cao, đặc biệt là cây nhãn.

Anh Lắp cho biết, anh vốn gốc quê huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nên anh rất tâm đắc và có khá nhiều kinh nghiệm trồng nhãn. Cây nhãn rất dễ trồng nhưng phải chọn giống đạt chuẩn nếu không cây sẽ bị bệnh chổi rồng rất khó phòng trị. Chính vì vậy ngay từ khi có ý định trồng nhãn, anh đã về tận Hưng Yên chọn nơi uy tín để mua giống. Anh chọn giống nhãn cùi đường phèn vì giống này có đặc điểm vị ngọt sắc, cùi dày ánh vàng, vân múi căng, róc cùi, róc hạt, khi ăn thấy mềm mà giòn, ngọt mà thanh, hương thoang thoảng như mùi mật ong, hạt nhãn nhỏ. Chính vì thế nhãn cùi đường phèn có giá trị rất cao.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, kỹ thuật tạo hình trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là cực kỳ quan trọng. Để cây nhãn có bộ tán thấp, hình mâm xôi, thuận lợi cho việc chăm bón, tỉa cành, phun thuốc và thu hoạch, khi cành ghép dài chừng 30- 40 cm phải bấm ngọn để định hình cành cấp 1 cho cây; khi cành cấp 1 dài 30- 40 cm lại bấm ngọn tiếp để tạo cành cấp 2, từ đây sẽ mọc ra cành cấp 3; chỉ để 3- 4 cành cấp 1, 6- 8 cành cấp 2 và 12- 16 cành cấp 3.

Do được chăm sóc tốt nên sau 4 năm trồng vườn nhãn nhà anh Lắp đã cho năng suất cao, trung bình khoảng 40kg/cây, đặc biệt có những cây đạt trên 100kg/cây. Theo đánh giá của anh Lắp thì cây nhãn rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại địa phương mà còn dễ chăm sóc và ít bị bệnh hơn rất nhiều so với trồng tại Hưng Yên. Vườn nhãn nhà anh từ khi trồng đến khi thu hoạch, anh chỉ đầu tư mất khoảng 30 triệu đồng. Trong những năm đầu, để tăng hiệu quả kinh tế và duy trì hàm lượng mùn cho đất, anh Lắp đã trồng xen canh cây đậu đỗ các loại trong vườn, nhờ đó đất vườn rất tơi xốp. Bên cạnh đó, anh bón rất ít phân khoáng, chỉ khoảng 300 kg NPK/năm, chủ yếu bón lót nhiều phân hữu cơ và cung cấp thêm phân bón qua lá có hàm hượng kali và canxi cao trong giai đoạn nuôi quả, giúp quả ngọt hơn và không bị nứt hay rụng.

Nhờ trồng mật độ hợp lý 6 x 6m và áp dụng kỹ thuật IPM trong canh tác nên vườn nhãn của gia đình anh cũng rất ít sâu bệnh hại, hàng năm anh chỉ dùng 2 lần thuốc bảo vệ thực vật vào thời điểm giao mùa và giai đoạn quả non để phòng trừ rệp sáp. Theo tính toán của anh Lắp, với giá nhãn từ 32.000 - 35.000 đồng/kg như hiện nay, trung bình 400 cây nhãn cho thu khoảng 16.000 kg, sau khi trừ mọi chi phí, trái nhãn mang về cho gia đình anh khoảng trên 400 triệu đồng mỗi năm.

Chị Nguyễn Thị Xoa, vợ anh Nguyễn Đình Lắp, đang thu hoạch nhãn

Từ kinh nghiệm của anh Lắp, để cây nhãn năng suất cao, quả đẹp, bán được giá, cần đầu tư chăm sóc nhiều trong quá trình sinh trưởng của cây như bón phân đúng mức, kịp thời vụ để cây đủ sức nuôi trái. Nhận thấy mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với những cây trồng khác, anh Lắp đang dần dần mở rộng diện tích và sẽ xử lý vườn nhãn cho ra trái rải vụ theo từng lô để tiện việc chăm sóc, thu hoạch và cung cấp nhãn cho thị trường quanh năm. Không chỉ trồng được vườn nhãn tốt, đạt giá trị kinh tế cao cho gia đình mình, anh Lắp còn sẵn lòng chuyển nhượng cây giống và tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân quanh vùng muốn trồng loại nhãn này để phát triển kinh tế gia đình.

Bà con có nhu cầu tham quan học hỏi kinh nghiệm hoặc mua giống có thể liên hệ số điện thoại 0347626165 gặp anh Nguyễn Đình Lắp.

Hoàng Thị Thanh Huyền - Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 31429

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 467477

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73514448