02:52 EDT Thứ hai, 01/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây sâm lông trên đất Gò Công

Chủ nhật - 12/01/2020 22:34
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã đưa các giống cây trồng mới vào trồng thử nghiệm tại địa phương.
15-11-22_chm_soc_sm_long
Chăm sóc cây sâm lông.

Tại ấp Ninh Quới, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây mô hình trồng cây sương sâm (còn gọi là cây lá sâm) theo hướng tập trung, an toàn của gia đình anh Trần Văn Hòa đã góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời giúp anh nâng cao thu nhập. 

Cây sương sâm có 2 loại: Lá trơn láng và lá có lông mịn (còn gọi là sâm lông). Qua tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường, anh Hòa quyết định gắn bó với cây sâm lông, do sâm lông thơm, mát hơn sâm lá trơn và không có vị chua, được nhiều người ưa thích.

Rễ sương sâm dùng làm thuốc chống sốt, chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau răng. Sâm lông sau khi trồng từ 5 - 6 tháng là bắt đầu cho thu hoạch lá. Mỗi dây sâm lông nếu được chăm sóc tốt có thể cho lá từ 6 - 7 năm. 

Anh Hòa bộc bạch, trong một lần đi thăm người quen tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, anh đã xin giống về trồng thử với ý định cung cấp, bán sương sâm cho các tiểu thương ở các chợ truyền thống.

Tuy nhiên, lần trồng sâm lông đầu tiên của anh đã không thành công, cây chậm phát triển và tỉ lệ cây con chết nhiều. Không nản chí và quyết tâm tìm tòi học hỏi, qua nhiều lần trồng thử nghiệm, anh đã khắc phục được tình trạng cây con chết.

Theo anh Hòa, đất trồng sâm lông phải được cày, xới cho thật tơi xốp và được cải tạo bằng cách trộn phân chuồng vào đất ngay từ đầu. Trồng sâm lông phải lên liếp, mỗi liếp đất cao khoảng 2 tấc. Sau khi trồng cây sâm lông con, anh tiến hành chăm sóc tưới phân thuốc vào từng gốc để cây sâm con bén rễ phát triển.

Anh cho biết, khâu làm đất sẽ quyết định cây sâm lông có phát triển tốt và cho năng suất lá nhiều hay không. Ngoài ra, sâm lông là loại cây ưa mát nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy, giữa các liếp phải có rãnh để thoát nước.

Với diện tích 300m2, vườn sâm lông của gia đình anh Hòa có tất cả 14 liếp đôi với khoảng 1.500 gốc sâm đang cho lá ổn định gần 2 năm nay. Mỗi liếp đôi có bề ngang 1,2m, dài 11m, anh trồng cây cách cây 60cm. Các liếp đều có giàn riêng làm bằng các trụ bê tông cao khoảng 0,9 m và căng lưới ni lông để cho cây sâm lông leo. Giàn đảm bảo chắc chắn, vừa tầm để tiện chăm sóc và hái lá.

Để giữ ẩm, hứng sương, giúp hạn chế các bệnh cho cây sâm lông, anh đầu tư lắp lưới che phía trên vườn. Gần đây anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phun tưới tự động. Mỗi ngày, vào sáng sớm hệ thống sẽ tự động bật/tắt phun tưới khoảng 10 phút là cung cấp đủ nước cho cây sâm lông.

Anh Hòa chia sẻ, cây sâm lông cũng thường mắc các bệnh phấn trắng trên lá, rầy nâu trên đọt,... Tuy nhiên sâm lông là loại cây lấy lá, việc phun thuốc, bón phân phải tuân thủ theo hướng an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Thuốc phun xịt trị các bệnh trên cây sâm lông phải là thuốc sinh học, đảm bảo thời gian cách ly ngắn.

Việc bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ sẽ giúp cây sâm lông phát triển mạnh, cho lá dày, có màu xanh đậm, đồng thời giúp cây tăng sức đề kháng sâu bệnh. Mỗi năm, vườn sâm lông nhà anh chỉ bón 3 đợt phân. 

 “Từ khi trồng loại cây này chưa khi nào bị “ế” hàng. Lá sâm lông bán chạy nhất vào những tháng gần tết, thương lái đến tận vườn đặt mua rồi chở đi tiêu thụ. Mùa này, khách đến tận vườn hái lá chứ không phải mất công chở đi bỏ mối xa như trước”, anh Hòa vui vẻ nói

Mỗi ngày anh hái bán hơn 10 kg lá sâm lông. Với 14 giàn sâm lông anh có thể hái xoay vòng và luôn đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Sâm lông hiện có giá 70.000 đồng/kg, đã tăng gần 10.000 đồng/kg so với những tháng mùa mưa. Với số tiền có được từ bán lá sâm, giúp anh nâng cao thu nhập, lo cho các con đi học và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

KIỀU TƯỚC NGUYÊN/ https://nongnghiep.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 2013

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 29326

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64015270