23:49 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chấn chỉnh việc lạm dụng dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Chủ nhật - 11/05/2014 00:25
Đối với những thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản khó tính như EU và Nhật Bản, liên tục phát hiện mức dư lượng kháng sinh quá quy định sẽ là điểm trừ trong bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) ở đây.
 
Ảnh minh họa
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Nafiqad (Bộ NNPTNT), chỉ chưa đầy 4 tháng đầu năm 2014, EU và Nhật Bản đã cảnh báo 11 lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam do bị phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép. 

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhìn nhận, để xảy ra sự việc tôm nuôi xuất khẩu của nước ta bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh có trách nhiệm của nhiều bên liên quan: Doanh nghiệp cung cấp thức ăn thủy sản, người nuôi tôm và cả doanh nghiệp thu mua, chế biến. Trong đó, bản thân các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu tôm đều có phòng thí nghiệm kiểm soát đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra nhưng lại làm chưa chặt chẽ.

Để kiểm soát chặt chẽ dư lượng Oxytetracycline đối với lô hàng tôm nuôi của Việt Nam, Nafiqad đã có văn bản đề nghị Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản thuộc các Sở NNPTNT phổ biến tình trạng cảnh báo Oxytetracycline trong các lô hàng tôm xuất khẩu. Đồng thời hướng dẫn cơ sở nuôi thuỷ sản sử dụng đúng cách các hoá chất, kháng sinh trong nuôi thuỷ sản và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Đối với các cơ sở có lô hàng bị cảnh báo, Nafiqad đã có văn bản gửi từng cơ sở yêu cầu điều tra nguyên nhân và thực hiện khắc phục. Song song với đó, tổ chức tự thẩm tra hiệu quả của các hành động khắc phục đã thực hiện, lập báo cáo giải trình và áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường chỉ tiêu Oxytetracycline đối với từng lô hàng tôm nuôi xuất khẩu của các cơ sở này. 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh việc làm đầu tiên là phải thông tin kịp thời đến cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm, cảnh báo về nguy cơ sử dụng thức ăn này ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi. Cùng với đó, hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi đảm bảo ATTP, tức là vẫn sử dụng kháng sinh nhưng ở mức độ nhất định.

Hiện Bộ NNPTNT đang chỉ đạo nghiên cứu các chất thay thế Oxytetracycline để đảm bảo phòng bệnh cho tôm và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu. Đặc biệt, yêu cầu các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tới đây tăng cường liên kết, kiểm soát toàn bộ chuỗi từ ao nuôi tới thị trường, đảm bảo chất lượng.

Theo thống kê của Nafiqad, từ ngày 14/3 đến nay, đã có thêm 4 lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo chỉ tiêu Oxytetracycline, nâng tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường này lên 6 lô hàng.

Còn tại thị trường EU, từ đầu năm 2014 đến nay, các lực lượng chức năng của EU đã cảnh báo 5 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi cả năm 2013 chỉ là 2 lô.

Đỗ Hương
Nguồn baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 762


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1483013

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74529984