21:02 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi dưới tán rừng

Thứ ba - 30/08/2016 06:16
Với mô hình chăn nuôi dưới tán rừng, ông Nguyễn Văn Tư (thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh) không những có thu nhập khá mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Khu vực xã Cam Lập có nhiều rừng tái sinh, núi đá trong vùng khô hạn. Từ năm 2000, ông Tư về đây khai phá làm rẫy khi vùng đất này còn khá hoang vu. Với vách đá dựng đứng, đất nghèo dinh dưỡng, ông nghĩ chỉ có chăn nuôi là thích hợp, nhưng nguồn thức ăn lấy đâu ra? Rồi ông tính toán, chỉ có nuôi dưỡng rừng mới tạo được nguồn thức ăn cho vật nuôi; sau đó, ông phát dọn những cây nhỏ, dây leo, bụi rậm, giữ lại cây gỗ lớn như: xay, lim, trâm, ké… vừa tạo cảnh quan mát mẻ, vừa tạo nguồn thức ăn cho vật nuôi, giữ độ ẩm cho đất. Sau thời gian khai phá, từ 2ha ban đầu, ông Tư đã phát triển lên 20ha. Xen với rừng tự nhiên, ông trồng thêm 5 - 6ha đào, vài ngàn cây xà cừ, keo, bạch đàn và gần 100 cây mít, xoài để tạo sinh cảnh và bóng mát phục vụ việc chăn nuôi.

 

Mô hình nuôi bò, dê dưới tán rừng của ông Nguyễn Văn Tư
Mô hình nuôi bò, dê dưới tán rừng của ông Nguyễn Văn Tư


Xuất phát từ việc “nuôi rẻ” (một hình thức ăn chia giữa người sở hữu và người chăn dắt), với 50 con dê ban đầu, mỗi năm sinh sản tổng đàn khoảng 100 con. Hiện nay, đàn dê của ông Tư đã lên đến hơn 300 con. Với giá dê thịt bình quân 3 triệu đồng/con, ông thu về mỗi năm 70 - 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông vẫn duy trì đàn bò 20 con, cao điểm lên đến 30 con. Đó là chưa kể nguồn thu từ trồng rừng và cây ăn quả đang thời kỳ chuẩn bị thu hoạch.


Theo ông Tư, việc chăn nuôi dưới tán rừng có nhiều lợi ích. Đàn bò, dê tự kiếm ăn và phát triển nhanh nhờ vận động trong môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, nhờ chăn nuôi đã cung cấp nguồn phân bón đáng kể để ông phát triển vườn cây ăn quả, trồng cỏ để dự trữ nguồn thức ăn. “Trước đây, mỗi năm, tôi phải tốn 20 triệu đồng để mua rơm làm thức ăn cho vật nuôi, nay không còn tốn tiền mà bò, dê vẫn dư dả nguồn thức ăn”, ông nói. Thời gian tới, ông dự tính tiếp tục duy trì đàn dê, phát triển đàn bò lên quy mô hàng trăm con.


Ông Võ Đức Đăng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Lập cho biết: “Mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của ông Nguyễn Văn Tư là một mô hình hay, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập, vừa bảo vệ môi trường, rất đáng khuyến khích và nhân rộng. Ông Tư là Chi hội phó Chi hội Nông dân thôn Nước Ngọt, đã có nhiều đóng góp cho phong trào nông dân của xã. Thời gian qua, ông đã hiến hơn 1.000m2 đất làm đường giao thông, trị giá hiện nay hàng trăm triệu đồng. Ông Tư là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 9 năm liền, trong đó cấp tỉnh 3 năm liền. Mô hình của ông được phát động nhân rộng cho nông dân toàn xã, đặc biệt là nông dân ít vốn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn”.



Theo Báo Khánh Hoà
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 196106

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60518063