22:34 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối

Chủ nhật - 13/09/2015 12:46
Nhờ tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm, Phạm Văn Cương - sinh ra và lớn lên ở Nam Định đã thành công với dây chuyền sản xuất muối sạch và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Việt Nam được đánh giá là nơi có lợi thế cho nghề muối với khoảng 3.000km bờ biển và khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, số lượng muối nhập khẩu ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng chưa được đảm bảo bởi phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công. Khâu bảo quản sau khi mua dự trữ còn nhiều khó khăn do có độ hao hụt cao, kho bãi nhanh xuống cấp bởi sự ăn mòn của muối... Vì vậy, hàng năm, có hàng trăm nghìn tấn muối không được tiêu thụ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người dân ven biển. Trước thực tế đó, Phạm Văn Cương đã quyết định đầu tư sản xuất muối sạch, vừa tăng thu nhập vừa tạo việc làm cho người dân.

Dám nghĩ dám làm

Sinh ra và trưởng thành tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - vùng đất nổi tiếng với sản lượng muối cao nhưng trung bình mỗi tháng, người dân chỉ thu được 400.000 - 600.000 đồng. Tuy thu nhập thấp, người dân ở đây vẫn chọn muối là nghề chính, một phần bởi đây là nghề truyền thống đã tồn tại từ hàng trăm năm ở vùng đất này. Cầm trên tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị doanh nghiệp, bất lực nhìn những cánh đồng muối không bán được, Phạm Văn Cương đã cháy lên quyết tâm phải thay đổi.

Anh Phạm Văn Cương với sản phẩm muối của mình.

Tìm hiểu và có cơ hội gặp gỡ Thạc sĩ Bùi Sơn Long - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ muối biển, anh thích mô hình sản xuất muối sạch của ông. Sau một thời gian dài quan sát, học hỏi, anh quyết định ứng dụng mô hình này trên mảnh đất quê hương. Có máy móc, có công nghệ nhưng để triển khai được, anh cần có 4.000m2 đất gần vùng nguyên liệu và đảm bảo môi trường. Để xin được đất làm dự án thì anh lại phải lo thêm chi phí xây dựng cầu, đường. Suy đi tính lại, anh liều thuê một khu đất ngoài bờ sông đang bị ngập trong nước khoảng 2m, mỗi ngày mua mấy thuyền cát về để san lấp tạo nền đất. Sau 8 tháng san lấp, mất hơn 1 vạn khối cát, tương đương khoảng 500 thuyền, bãi nền vững chắc rộng 4.000m2 đã được hình thành.

Tuy nhiên, sau khi san lấp được mặt bằng, việc tiến hành xây xưởng lại gặp khó khăn về kỹ thuật khiến công trình bị chậm tiến độ. Hơn một năm sau, anh Cương mới xây xong xưởng, các thiết bị kỹ thuật mua ở chi nhánh thực nghiệm và chuyển giao công nghệ muối biển ở Hà Nội cũng được kết hợp lắp đặt. Tháng 8/2013, cơ sở sản xuất muối sạch của chàng trai trẻ bắt đầu đi vào hoạt động nhưng phải mất thêm 6 tháng vừa học vừa làm, nhà máy mới vận hành trơn tru. Trong thời gian đó, anh phải vận động gia đình, bạn bè, người quen để vay mượn tiền vì không thu hồi được vốn, chất lượng sản phẩm thấp, hao hụt nhiều.

Anh Phạm Văn Cương giới thiệu dây chuyền công nghệ làm muối.

Làm giàu trên chính mảnh đất quê hương

Trải qua nhiều khó khăn, hiện nay, cơ sở sản xuất này không chỉ giúp anh sinh lời mà còn biến muối thành "vàng". Anh có một xưởng chế biến muối tinh với công suất 22.000 tấn một năm (tương đương 4 tấn một giờ) và một xưởng chế biến muối tinh sấy công suất 10.000 tấn một năm (tương đương 3 tấn một giờ). Sản lượng hàng năm đã lên đến 22.000 tấn, có chất lượng cao, giá muối sạch cao gấp 1,4 lần so với thông thư­ờng, giá trị sản xuất tăng bình quân từ 7 đến 8 triệu đồng một ha, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững cho nghề muối tại 3 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

Không những thế, anh Cương còn tổ chức tập huấn và bao tiêu sản phẩm cho bà con địa phương để xây dựng vùng muối Giao Thủy thành một trong số ít vùng sản xuất muối sạch của cả nước. Công ty có lợi nhuận từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng một năm, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2014, anh được Bộ trưởng Bộ Công thương tặng bằng khen doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và nhiều khen thưởng cao quý khác.

Câu chuyện về anh Phạm Văn Cương và những nhân vật xuất sắc từ làng quê Việt Nam được phát sóng hàng tuần trong chương trình Sinh ra từ làng lúc 18h30 ngày thứ tư trên kênh VTV6, phát lại vào 16h30 thứ sáu trên kênh VTV1. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn, Công ty Media Max phối hợp thực hiện. Gần 5 năm lên sóng, Sinh ra từ làng đã trở thành món ăn tinh thần, là cẩm nang làm giàu và là sân chơi tin cậy của những bạn trẻ muốn làm giàu từ chính mảnh đất quê hương.
















Theo VTV
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165629

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71392944