13:50 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chế phẩm tạo màng bảo quản hoa quả: Lợi nhuận cao nhưng khó nhân rộng

Thứ ba - 23/05/2017 21:53
Sau hơn 7 năm triển khai, 8 dòng chế phẩm tạo màng của VIAEP đã chứng tỏ hiệu quả kinh tế lớn nhờ kéo dài thời gian bảo quản hoa quả lên 2-3 tháng, giúp nông dân chủ động trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Chi 16 triệu đồng, lãi 150 triệu
 
“Với 1ha cam, gia đình tôi thu hoạch 20 tấn quả. Nếu bán luôn cho thương lái thì chỉ được 300 triệu đồng; nhưng nếu bảo quản bằng chế phẩm tạo màng, tôi chỉ bán 10 tấn, số còn lại 2-3 tháng sau mới bán, có thể thu 300 triệu, dôi 10 tấn so với trước, lãi thêm khoảng 150 triệu đồng/ha” - ông Nguyễn Ngọc Sơn - chủ 3ha cam tại xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An - phấn khởi chia sẻ. Ông đã sử dụng chế phẩm tạo màng được 3-4 năm, quả cam sau 3 tháng vẫn tươi bóng.
 
“Trước đây đến vụ thu hoạch, tôi phải giữ cam trên cây để hái bán dần, nhưng nếu để lâu thì quả sẽ bị xốp, giá bán thấp hơn. Từ khi dùng chế phẩm này, cam đến độ chín được hái về, bảo quản 2-3 tháng rồi mới bán. Nhờ đó, tôi chủ động được nguồn cung” - ông Sơn nói và cho biết, mỗi tấn cam cần 4 lít chế phẩm với giá 200.000 đồng/lít, nghĩa là chi phí mua dung dịch bảo quản cho mỗi hécta cam chỉ 16 triệu đồng.
 
Chế phẩm tạo màng mà ông Sơn sử dụng là kết quả một đề tài cấp nhà nước của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP). Tiến sỹ (TS) Nguyễn Duy Lâm - chủ nhiệm đề tài - cho biết công nghệ này tạo ra một dịch lỏng dạng gel hoặc nhũ tương rồi phủ lên bề mặt quả bằng cách phun, nhúng, xoa, lăn. Dịch khô đi sẽ tạo một lớp màng mỏng trong suốt, có tác dụng hạn chế mất nước, giảm tổn thất khối lượng và làm chậm sự nhăn nheo vỏ quả. Màng phủ còn tạo ra vùng vi khí quyển điều chỉnh xung quanh quả, làm giảm trao đổi khí.
 
Máng lăn để phủ chế phẩm tạo màng lên quả. Ảnh: M. Hòa
“Màng bảo quản bọc bên ngoài trái cây sẽ làm chúng “ngạt thở”, giống như tình trạng chết lâm sàng, làm chậm quá trình hô hấp hay quá trình già hóa, cải thiện hình thức quả nhờ lớp màng bóng loáng. Nó còn là chất mang để bổ sung một số tác nhân hóa học chống vi sinh vật gây hỏng quả, giảm tổn thương cơ học trong vận chuyển” - ông Lâm nói và cho biết, chế phẩm này được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như sáp ong, sáp carnauba, nhựa cánh kiến đỏ, axít béo... nên rất an toàn.
 
Công nghệ tạo màng không đắt tiền, dễ áp dụng, không yêu cầu nhân lực trình độ cao, lại thân thiện với môi trường. Nhóm thực hiện đề tài đã tạo ra 8 dòng chế phẩm dùng cho quả có múi như xoài, chuối, dưa hấu, dưa chuột, càrốt; tất cả đã được đăng ký chất lượng tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
 
Nhiều trở ngại trong việc nhân rộng
 
Sau hơn 7 năm, chế phẩm tạo màng của VIAEP mới được dùng thử nghiệm ở mô hình và chỉ một số nhỏ hộ nông dân biết đến. Cụ thể, theo TS Nguyễn Duy Lâm, hiện chế phẩm được áp dụng để thử nghiệm bảo quản cam sành tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, Hà Giang, bảo quản bưởi Đoan Hùng ở xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ; bảo quản càrốt và dưa chuột tại thành phố Hải Dương; bảo quản xoài và dưa hấu tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai; bảo quản chuối và bưởi năm roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh Long.
 
Vẻ ngoài của chanh leo sau 12 tuần bảo quản bằng chế phẩm tạo màng (bên phải). 
Ảnh: M. Hòa
“Khó khăn là ở nước ta chưa hình thành hệ thống sơ chế, bảo quản tập trung nên chưa có các nhà đóng gói để có thể ứng dụng nhanh chóng công nghệ phủ màng. Việc tiêu thụ nông sản bảo quản bằng công nghệ này còn gặp trở ngại từ phía người tiêu dùng do tâm lý e ngại sử dụng hóa chất bảo quản” - ông Lâm phân tích.
 
Theo TS Phạm Công Dũng - nguyên cán bộ Cục Chế biến nông - lâm, thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, màng bảo khó phổ biến vì tâm lý của bà con là muốn bán ngay sản phẩm cho thương lái, không có mục đích để dành, lưu trữ do chưa chủ động về kênh phân phối. “Công nghệ có hiệu quả cao nhưng thực tế hệ thống phân phối nhiều khi không cần đến, hình thức chủ yếu vẫn là bán trao tay” - ông Dũng nói.
 
Mặc dù vậy, TS Lâm tin rằng trong thời gian tới, công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi, giúp giảm gian truân cho nông sản Việt trong khâu bảo quản, tìm được đường ra thị trường quốc tế. “Tôi đang hợp tác nghiên cứu làm thêm 3 chế phẩm nữa để bảo quản quả chanh leo, dừa xanh và chanh không hạt theo đơn đặt hàng của một hợp tác xã bưởi da xanh ở Bến Tre” - ông Lâm tiết lộ.

Theo Đoàn Vũ/ Khoa học Phát triển
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73369735