14:16 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ dẫn địa lý - mảnh đất quý cần “canh tác” để tăng giá trị sản phẩm

Thứ năm - 06/09/2018 00:01
VOV.VN - Có đến 50% chỉ dẫn địa lý của nông sản Việt Nam chưa được quản lý, khai thác để tận dụng tăng giá trị sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể, có danh tiếng, chất lượng đặc thù được tạo nên bởi các điều kiện tự nhiên và con người ở khu vực địa lý đó. Hay nói cách khác chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hóa một phần là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

chi dan dia ly manh dat quy can canh tac de tang gia tri san pham hinh 1
Việt Nam hiện có 60 chỉ dẫn địa lý ở 39 tỉnh, thành phố đã được bảo hộ. 

Trên thế giới, xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý đã trở thành chiến lược nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, quảng bá hình ảnh, phát huy những những giá trị truyền thống. Hiện có khoảng 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mại hằng năm ước đạt 50 tỷ USD.

Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng gắn với chất lượng đặc thù, danh tiếng và nét đặc trưng của văn hóa Việt. Trong đó, nhiều sản phẩm là các mặt hàng chủ lực của địa phương được biết đến rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Gia tăng giá trị cho hàng hóa

Theo thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), hiện Việt Nam có 60 chỉ dẫn địa lý ở 39 tỉnh, thành phố đã được bảo hộ. Trong đó, có khoảng 50% sản phẩm là trái cây, 20% là các sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp như: quế, hoa hồi, chè... còn lại là các sản phẩm thủy sản, gạo và một số thực phẩm khác.

Bên cạnh việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Việt Nam còn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể để đăng ký cho các đặc sản địa phương, đặc biệt là các sản phẩm chưa đủ điều kiện để xây dựng chỉ dẫn địa lý.

Một trong những giá trị, kết quả tích cực nhất là giá bán của các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi một chỉ dẫn địa lý sau khi được nhà nước bảo hộ, về cơ bản, các địa phương sẽ tổ chức quản lý trên cơ sở các chính sách và quy định theo từng sản phẩm, đặc biệt là việc kiểm soát chất lượng và các quy định liên quan đến bao bì, nhãn mác, sử dụng.

CDĐL đã tác động đến giá trị của sản phẩm, giá bán của các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng, đặc biệt là một số sản phẩm như: Nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), mật ong bạc hà Mèo Vạc (Hà Giang)...

Thống kê của các hiệp hội sản xuất và kinh doanh sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho thấy giá bán sản phẩm tăng từ 20-100%, điển hình như: Cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi; Mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%, Nước mắm Phú Quốc tăng từ 30-50%...

Nhiều sản phẩm được bảo hộ CDĐL bị bỏ phí

Nhiều năm tìm hiểu về chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, TS Delphine Marie Vivien, chuyên gia chỉ dẫn địa lý Pháp cho biết hiện có đến 50% chỉ dẫn địa lý của nông sản Việt Nam không được quản lý, khai thác.

chi dan dia ly manh dat quy can canh tac de tang gia tri san pham hinh 2
TS Delphine Marie Vivien, chuyên gia chỉ dẫn địa lý Pháp.

 

Ví như chỉ dẫn địa lý quế Hưng Yên được nhà nước ủy quyền, giao cho hiệp hội ngành quế địa phương quản lý nhưng hiệp hội này chỉ họp đúng một lần vào ngày thành lập từ năm 2011 đến nay. Hay trà Mộc Châu có hiệp hội quản lý nhưng không khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý do cả 10 thành viên đều là nhà chế biến, không có nông dân tham gia...

"Ở Pháp, hiệp hội ngành nghề là chủ sở hữu các chỉ dẫn địa lý trong khi Việt Nam, nhà nước mới là chủ sở hữu. Nhiều trường hợp nhà sản xuất tại địa phương Việt Nam được bảo hộ nhưng không sử dụng logo chỉ dẫn địa lý do không biết mình có quyền. Nếu các tỉnh đăng ký CDĐL xong, giao cho địa phương và để đó, không đầu tư khai thác thì CDĐL gần như không có giá trị, rất lãng phí", bà Delphine Marie Vivien cho hay.

Thiếu sự gắn kết giữa chủ sở hữu CDĐL với địa phương khiến cho nhiều sản vật không thể khẳng định được chỗ đứng trên thị trường

Theo ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN, CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Do đó, sản phẩm được bảo hộ CDĐL là lợi thế của Việt Nam trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu vì những sản phẩm này không nơi nào có.

"Với điều kiện và tiềm năng nông sản của Việt Nam, số lượng CDĐL vẫn khá khiêm tốn về số lượng và chưa có đánh giá đầy đủ về hiệu quả của 60 chỉ dẫn đã được cấp", ông Tạc cho biết.

Việc bảo hộ sản phẩm bằng chỉ dẫn địa lý ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng giá trị hàng hóa Việt Nam.

 

Trong bối cảnh đó, việc mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương ký quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý là tín hiệu tích cực, không chỉ đưa hoạt động này vào nền nếp mà còn giúp doanh nghiệp Việt nâng cao khả năng cạnh tranh với thế giới./.

Theo VOV.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1323996

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68554159