05:58 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ rõ điểm nghẽn nền kinh tế

Thứ tư - 22/10/2014 20:51
Ngày 21/10, thảo luận tình hình kinh tế xã hội tại tổ, các đại biểu QH tỏ ra lo ngại về độ mở quá rộng của nền kinh tế và hàng loạt những tồn tại kéo dài chưa có giải pháp xử lý như: nợ công, tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế dự kiến năm 2015 quá thấp, tăng trưởng tín dụng yếu…

Kinh tế quá mở, thiếu bền vững

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM cho rằng, kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phục hồi chậm, trong 4 năm qua tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,7% là chưa phát huy hết tiềm năng của đất nước. Nguyên nhân khách quan do chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét.

db-trn-hong-ngn175708679
Đại biểu Trần Hoàng Ngân

Tuy nhiên, về chủ quan, đại biểu Trần Hoàng Ngân lo ngại về độ mở rất cao của nền kinh tế nước ta đang ở mức lớn nhất trong khu vực ASEAN với mức 154%. Điều này sẽ đe dọa đến sự bền vững của nền kinh tế trong nước và dễ dẫn đến sự lệ thuộc nhiều vào bên ngoài khi kinh tế và những bất ổn chính trị khó lường đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân thì hiện nay kim ngạch xuất khẩu của nước ta khoảng 294 tỷ USD/năm trong khi đó GDP vào khoảng 200 tỷ USD là chưa cân đối, cần tập trung vào thúc đẩy kinh tế trong nước với thị trường tiềm năng hơn 90 triệu dân; trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

Nhất trí cao với mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 6% và kiểm soát lạm phát 5% trong năm 2015, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói: “Theo dự kiến của Chính phủ đề ra là mục tiêu GDP 6,2% thì tôi rất đồng tình. Tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn có thể cải thiện hơn nữa, có thể nâng lên 6,5% vì nước ta còn nhiều tiềm năng.

Chúng tôi chưa đồng tình với tổng vốn đầu tư xã hội mà Chính phủ xây dựng chỉ chiếm 30% GDP, không khả thi vì chỉ số ICOR của Việt Nam thời điểm cao nhất của 10 năm qua là 5,5%, chưa bao giờ xuống dưới 5%. Nếu chúng ta xây dựng tốc độ tăng trưởng 6,2%/năm mà tổng vốn đầu tư xã hội chỉ chiếm 30% GDP thì rất khó thực hiện. Do đó phải có chính sách tăng tổng vốn đầu tư xã hội”.

Chi đầu tư thấp, chi thường xuyên cao

Một yếu tố quan trọng với tăng trưởng kinh tế đó là đầu tư. Theo báo cáo của Chính phủ, chi thường xuyên đang tăng nhanh, trong khi chi đầu tư ngày càng giảm.

Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, 9 tháng đầu năm, chi đầu tư phát triển từ ngân sách ước đạt 128.000 tỷ đồng, trong tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 636.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng đầu năm ước đạt khoảng 833.900 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.

Đại biểu Lê Thanh Hải (TP.HCM) lo ngại, trước đây, khi bàn thảo về bố trí ngân sách hàng năm, thông thường chi thường xuyên có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn chi đầu tư, nhưng hiện nay thì ngược lại.

“Đây là vấn đề đáng lo ngại, trước đây chi đầu tư, ta bố trí 30% thu ngân sách, giờ còn hơn 10%. Chỗ này cần hết sức quan tâm”, ĐB Lê Thanh Hải nói.

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương cũng yêu cầu phải giảm bội chi xuống bởi cứ chi hết thì không thể lấy gì đầu tư phát triển. Theo đại biểu Đương, phải quyết liệt khống chế các chỉ tiêu chi, thậm chí phải có cả chỉ tiêu về đi nước ngoài, cần giảm 50%.

“Nghèo nhưng tiêu rất sang và lãng phí quá”, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nhận xét về chi tiêu ngân sách. Ông ủng hộ việc giảm 50% chỉ tiêu biên chế và cho rằng ở nhiều cơ quan thừa sức giảm 1/3.

Tăng trưởng tín dụng không đạt và bấp bênh

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao với Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH hơn 9 tháng qua và dự báo những tháng còn lại của năm 2014 là khả quan. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần đánh giá sát hơn trong một số lĩnh vực như tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm có đạt được 5% để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm mà Ngân hàng Nhà nước đề ra hay không.

Mặt khác, nếu ép để tăng trưởng tín dụng đạt 5% trong 3 tháng còn lại thì liệu nền kinh tế có hấp thụ được không? Do đó, giải pháp căn cơ cho vấn đề này cần được tính toán kỹ lưỡng, không duy ý chí hay nóng vội.

Đại biểu Lê Phước Thanh (Quảng Nam) bày tỏ lo lắng khi việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn do còn vướng cơ chế vì liên quan đến nợ xấu cũng như sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Đại biểu Thanh cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng quý IV năm 2014 khó mà đạt chỉ tiêu cho cả năm bởi thực tế từ đầu năm đến nay tăng trưởng tín dụng không đạt và bấp bênh.

15-34-44_ngydsjpxĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm:"Nợ công tuy chưa kịch trần, nhưng nợ trái phiếu, nợ ngân hàng chính sách, nợ bảo hiểm xã hội… đều là ngân sách trả, nhưng chưa tính vào nợ công. Bởi vậy, cần nhìn thẳng thực tế nợ công, chứ chỉ nói để động viên nhau thì không ổn".

Các đại biểu Trần Quốc Tuấn, Lê Phước Thanh cho rằng, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ còn thấp, chưa đạt yêu cầu chủ yếu là do “vướng chính sách”. Thực tế này đang diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Nam với việc kêu gọi đầu tư và cơ chế cho doanh nghiệp đầu tư còn bất cập.

Vì thế, các đại biểu đề nghị cần sớm đề ra giải pháp để mời gọi đầu tư khi Việt Nam gia nhập một số tổ chức kinh tế quốc tế lớn vào những năm tới và thực hiện quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu nền kinh tế để đón thời cơ, thuận lợi thời gian tới.

Doanh nghiệp vẫn sợ vay vốn

ĐB Trần Du Lịch: "Chúng ta đều biết ngân hàng sống nhờ chênh lệch lãi suất, hiện mức chênh lệch này lên tới 3,5-4%, là quá cao, cần phải giảm xuống".

Lý giải sâu hơn về điểm nghẽn của “tín dụng”, đại biểu Trần Du Lịch, đoàn đại biểu TP.HCM cho rằng lãi suất trung hạn hiện nay vẫn còn rất cao, khoảng 11-12%/năm, trong khi tháng 9 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,25%. Lãi suất cao như vậy, doanh nghiệp không dám vay.

Ông Lịch khẳng định vấn đề mấu chốt của kinh tế nước ta hiện nay là phải giải quyết tổng cầu. Nhưng nền kinh tế hiện hấp thụ vốn rất thấp, cả vốn từ kênh tín dụng, đến kênh đầu tư, thậm chí cả các công trình sử dụng vốn trái phiếu.

db-trn-du-lich175658733
Đại biểu Trần Du Lịch

"Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta kỳ vọng dùng trái phiếu chính phủ để kích cầu, nhưng lại nghẽn về thủ tục quy trình nên không hấp thu được. Bây giờ không phải công trình chờ vốn, mà là vốn chờ công trình”, đại biểu Lịch nói và cho biết, qua tiếp xúc với các ngân hàng, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, có khoảng 30% doanh nghiệp vào diện làm ăn tốt, ngân hàng luôn mở “quota” tín dụng, nhưng doanh nghiệp lại không muốn vay, bởi lãi suất trung hạn lên tới 11-12%/năm.

Còn nhóm doanh nghiệp yếu kém, đang vướng nợ, cần tiền, khát vốn thì một là ngân hàng không dám cho vay, hai là có cho vay thì lãi suất cao, vì rủi ro cao. Bởi vậy, doanh nghiệp cũng không dám vay. Để xử lý điểm nghẽn này, cần phải giảm lãi suất trung hạn xuống, qua việc giảm lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu.

nguồn: nongnhiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 35047

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 354750

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73401721