07:50 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ trồng măng tây lãi ròng từ 80-100 triệu/tháng

Thứ tư - 01/11/2017 22:12
Sau 5 tháng trồng và chăm sóc, hơn 3 vạn gốc măng tây của gia đình anh Chung, chị Loan đã mang lại nguồn thu không nhỏ.

Nghe thật khó tin, nhưng đó là câu chuyện có thật của gia đình anh Trần Văn Chung và chị Trần Thị Ngoan, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Anh Chung cho hay, hiện nay măng tây vào vụ được mùa, được giá, mỗi tháng anh Chung bán được 288 triệu đồng tiền măng tây, lãi ròng từ 80-100 triệu đồng...

Sau 5 tháng trồng và chăm sóc, hơn 3 vạn gốc măng tây của gia đình anh Chung, chị Loan đã mang lại nguồn thu không nhỏ.

Sau 5 tháng trồng và chăm sóc, hơn 3 vạn gốc măng tây của gia đình anh Chung, chị Loan đã mang lại nguồn thu không nhỏ.

Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, nhiều nông dân đã mạnh dạn thuê đất, đưa giống cây mới vào gieo trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng măng tây của anh Trần Văn Chung và chị Trần Thị Ngoan, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư (Thái Bình) là một điển hình.

Chúng tôi có mặt tại cánh đồng thôn Hữu Hương, xã Phúc Thành lúc 5 giờ sáng. Trên mảnh ruộng của gia đình anh Trần Văn Chung và chị Trần Thị Ngoan đã có rất nhiều người đang lúi húi, bận mải với việc thu hoạch măng tây...

Ý tưởng trồng măng tây của gia đình anh Chung bắt đầu từ năm 2016. Sau khi đi học hỏi, tham quan một số mô hình trồng măng tây ở Bắc Giang, Hà Nội…, anh Chung bàn với vợ hợp tác với gia đình chị Trần Thị Ngoan thuê 3,2ha đất cấy lúa kém hiệu quả của 29 hộ dân trong vùng để canh tác. Thời gian thuê đất trong 10 năm với giá 500.000 đồng/sào/năm.

Chị Trần Thị Ngoan cho biết: Lúc đầu đặt vấn đề thuê đất nhiều hộ dân không đồng ý. Họ băn khoăn nếu cho thuê đất sẽ bị phá vỡ mặt bằng. Nhờ có chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ xã vào cuộc, kiên trì giải thích, động viên tư tưởng, các hộ dân mới chấp thuận.

Anh Chung cho biết: Măng tây là loại cây trồng mới được lựa chọn đưa vào trồng tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Măng tây là loại rau sạch, giá trị dinh dưỡng cao, cho giá trị kinh tế cao nên chúng tôi đã quyết định đầu tư trồng loại cây này. Măng tây được hai gia đình lựa chọn là măng tây xanh, giống WB210 loại F1, nhập khẩu từ Mỹ do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu (Hà Nội) cung cấp.

Theo anh Chung, măng tây đòi hỏi phải chú trọng từ khâu chọn giống, chăm sóc và thu hoạch. Gia đình anh chọn giống F1 là giống có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh, dễ thích ứng với khí hậu địa phương. Mỗi tháng gia đình anh duy trì 3 lần tưới nước và phân bón cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, thời gian thu hoạch măng từ 4 - 6 giờ sáng hoặc lúc tối vì lúc ấy là thời điểm cây cho lượng dinh dưỡng cao nhất. Nếu thu hoạch vào lúc mặt trời mọc, cây măng tây có thể bị đắng và hàm lượng dinh dưỡng không cao. Măng tây chỉ trồng một lần nhưng lại cho thu hoạch trong nhiều năm và giá trị đem lại rất lớn.

Với chi phí ban đầu khoảng 300 triệu đồng đầu tư giống, đến nay, sau 5 tháng trồng và chăm sóc, hơn 3 vạn gốc măng tây của anh Chung, chị Ngoan đã mang lại một nguồn thu không nhỏ. Bình quân mỗi ngày thu được 120kg măng (chưa qua sơ chế), với giá bán 80.000 đồng/kg, mỗi tháng thu về 288 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi khoảng 80 - 100 triệu đồng/tháng. Toàn bộ măng tây được Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu thu mua nên anh Chung, chị Ngoan hoàn toàn yên tâm về đầu ra sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Khuy, thôn Phúc Trung Nam, xã Phúc Thành là người làm công cho biết: Mấy chị em chúng tôi làm thuê cho gia đình anh Chung. Ở tuổi này, sức khỏe đã yếu, chúng tôi cũng không đi làm công ty được. Từ khi được tham gia vào mô hình trồng măng tây này chúng tôi có việc làm, gia đình có thêm nguồn thu, chị em rất phấn khởi.

Bà Trần Thị Thuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phúc Thành cho biết: Đây là mô hình tích tụ ruộng đất đưa cây trồng mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao của xã Phúc Thành. Thời gian tới, Hội tiếp tục vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị, sản xuất quy mô lớn có liên kết bao tiêu sản phẩm để góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 347

Máy chủ tìm kiếm : 49

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 68440

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1126741

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71354056