17:25 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính phủ đánh giá cao thành tựu ngành nông nghiệp\\

Thứ hai - 16/11/2015 09:22
Báo cáo trước QH, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong nhiệm kì qua, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giành được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2015 ước đạt tới 30 tỷ USD…

Phó Thủ tướng cho biết, nhiệm kì qua ngành nông nghiệp đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn.

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 610 nghìn tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.

Vốn đầu tư toàn xã hội cho sản xuất nông, lâm, thủy sản gấp 1,6 lần giai đoạn 2006 - 2010. Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 21%/năm, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (18,5%).

Hàng năm, còn chi thêm 7 - 8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Nhờ có những chính sách thu hút đầu tư phù hợp nên tăng trưởng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,1%/năm. Giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, năng suất lao động đều tăng. Cụ thể, giá trị sản xuất tăng 3,52%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 30 tỷ USD, tăng 56,6% so với năm 2010.

Năng suất lao động năm 2015 đạt 30 triệu đồng/năm, tăng 84,1% so với năm 2010. Tuy nhiên, điểm nhấn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải là những nỗ lực đóng góp trong xây dựng nông thôn mới - một chương trình đang được nhân dân trên toàn quốc đồng tình ủng hộ.

Được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ chủ trì, cùng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Bộ NN-PTNT đã xây dựng hệ thống các tiêu chí; ban hành cơ chế chính sách, thực hiện nhiều giải pháp để huy động mọi nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã huy động được khoảng 852 nghìn tỷ đồng.

Tính đến tháng 9/2015, cả nước đã có 1.132 xã (12,7%) và 9 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến hết năm 2015 sẽ có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới (16,8%), bình quân đạt 11,9 tiêu chí/xã (tăng 6,94 tiêu chí so với năm 2011).

Cùng với sự hỗ trợ về chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, tới nay cả nước đã có 2.100 doanh nghiệp chế biến nông sản, 3.604 doanh nghiệp chế biến gỗ, gần 600 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ đảm bảo xay xát, sơ chế hầu hết sản lượng lúa gạo, chế biến hầu hết sản lượng sữa, mía, hạt điều, 70% thủy sản, 20% cao su…

Trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành Bộ NN-PTNT cũng sớm nắm bắt các hiện tượng trong xã hội và sớm có những giải pháp điều chỉnh phù hợp như Bộ đã cơ bản hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản...).

Hỗ trợ nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu.

Triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; áp dụng các quy trình sản xuất tốt đối với các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chính; triển khai các đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản. Tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô; xây dựng thương hiệu gạo và các sản phẩm nông nghiệp quốc gia. Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao các giống có chất lượng, giá trị cao cho nông dân. Đã phê duyệt 6 quy hoạch nông nghiệp, 12 quy hoạch lâm nghiệp, 15 quy hoạch thủy lợi, 10 quy hoạch thủy sản...

Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, duy trì 3,8 triệu ha đất trồng lúa; tăng cường quản lý, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân.

Rà soát, công khai quy hoạch 3 loại rừng. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia.

Ban hành quy định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông lâm nghiệp. Trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác.... 

 
Theo Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 223


Hôm nayHôm nay : 51178

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 284870

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68932486