17:49 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính thức “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5%

Thứ hai - 07/08/2017 08:18
Sau gần 3 giờ bàn thảo, cuộc họp lần thứ ba của Hội đồng Tiền lương quốc gia về mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2018 đã kết thúc sáng nay 7/8/2017. Các bên đồng ý với mức đề xuất tăng là 6,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2017, tương đương với việc tăng từ 180.000-230.000 đồng trong 4 vùng lương.
Chính thức “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5%

Chính thức “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5%

Đây là thông tin được đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và người lao động rất quan tâm trong nhiều tháng qua.

Theo đó, vùng I tăng lên 3,98 triệu đồng/tháng, vùng II lên 3,53 triệu đồng/tháng, vùng III lên 3,09 triệu đồng/tháng, vùng IV lên 2,76 triệu đồng/tháng. Phương án này sẽ được Hội đồng Tiền lương quốc gia trình lên Chính phủ để quyết định bằng việc ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Doãn Mậu Diệp- Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia- cho biết, phương án tăng ban đầu giữa các bên chênh nhau tới 8 % thì tới phiên thương lượng cuối cùng chỉ còn 3%. Cả hai bên đều đã cân nhắc và tính toán để có đi tới phương án cuối cùng cho mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2018.

“Hội đồng đã đưa ra hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là tăng trung bình 6,5% và 7% để bỏ phiếu. Kết quả bỏ phiếu có 6/14 thành viên hội đồng chọn phương án tăng 7%, 8/14 thành viên hội đồng chọn phương án tăng 6,5%, do đó, Hội đồng quyết định lựa chọn phương án tăng 6,5% để trình lên Chính phủ”- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói. Cũng theo ông Doãn Mậu Diệp, với phương án tăng lương trung bình 6,5% thì lương tối thiểu đáp ứng từ 92 - 96% mức sống tối thiểu.

Trước đó, tại cuộc họp hôm 26/7 tại Hải Phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương 13,3% và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không tăng. Tại cuộc họp lần thứ hai vào ngày 28/7 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng 8% và VCCI đề xuất tăng 5%. Từ mức đề xuất tăng 13,3% ban đầu, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã hạ xuống mức 8% với lý do ở mức này người lao động mới có thể đảm bảo được mức sống tối thiểu. Phía VCCI từ mức đề xuất chỉ tăng từ 1-2% rồi nâng thành 5%. VCCI lập luận nếu vượt quá mức này, doanh nghiệp sẽ không chịu được. VCCI cho biết, lương tối thiểu năm nào cũng tăng nhưng năng suất lao động hàng năm lại tăng không đáng kể. Tuy nhiên, sau 3 phiên thảo luận, khoảng cách tăng lương đã được thu hẹp dần.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng như sau: mức 3,75 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 3,32 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức 2,9 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; mức 2,58 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Tuy đã đạt được mức tăng lương tối thiểu vùng của năm 2018 ở con số 6,5% song cả đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- đại diện phía người lao động và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- đại diện giới sử dụng lao động đều chưa thỏa mãn với phương án tăng lương này.

Ông Hoàng Quang Phòng- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, VCCI không hài lòng với mức tăng 6,5% thay vì 5% như VCCI đề xuất. Nguyên nhân là kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đang có nhiều gánh nặng, giờ lại phải gánh tăng lương ở mức cao.

Trong khi đó, ông Doãn Mậu Diệp cho rằng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI đều thể hiện thiện chí và tinh thần hợp tác khi đưa ra đề xuất về phương án tăng lương tối thiểu. Cả hai bên đều cân nhắc đến mức sống tối thiểu của người lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

“Tôi đánh giá rất cao thiện chí của cả hai phía trong quá trình đàm phán. Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không chỉ là đại diện cho người lao động hay chủ sử dụng lao động mà còn là đại diện cho ý chí của cả đất nước, làm sao để cải thiện đời sống người lao động nhưng đồng thời cũng để khối doanh nghiệp có thể mạnh hơn, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng của đất nước. Xác định mức tiền lương tăng 6,5% chính là sự chia sẻ thành quả giữa doanh nghiệp và người lao động” – Thứ trưởng  Diệp nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1329981

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68560144