14:59 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chọn cho mình hướng đi phù hợp để phát huy lợi thế

Chủ nhật - 13/12/2015 00:15
Việt Nam cùng các thành viên đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những lợi ích do TPP mang lại đối với nền kinh tế nước ta là rất lớn; tuy nhiên thách thức, khó khăn cũng không nhỏ. Ngành nông nghiệp Việt Nam được xem là lĩnh vực chịu nhiều tác động của TPP cũng như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã trao đổi với các cơ quan báo chí xung quanh vấn đề trên.

 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát.
 
Phóng viên (PV): Thưa Bộ trưởng, sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc tái cơ cấu ngành cần tiến hành để nông nghiệp có thể bước sang một giai đoạn mới. Xin Bộ trưởng cho biết, đâu là những việc cần phải làm ngay để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới?
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng chủ yếu phát triển sản xuất nguyên liệu thô và ở chừng mực nhất định thiếu sự gắn kết với thị trường. Để giải quyết tồn tại lớn đó, trong giai đoạn tới, chúng ta phải tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất; trong đó một mặt tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ để kinh tế hộ lớn mạnh, chuyển sang sản xuất hàng hóa với hiệu quả cao hơn; mặt khác phải tập trung, nỗ lực cao để tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để liên kết, định hướng sản xuất theo sát các yêu cầu của thị trường, hỗ trợ nông dân, tổ chức chế biến, tiêu thụ nông sản do nông dân làm ra một cách có hiệu quả.
PV: Việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu hiện nay đã đạt được kết quả như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Thực tế, chúng ta đã bước vào một giai đoạn không thể tiếp tục làm theo cái cũ. Muốn tiếp tục phát triển, cạnh tranh có hiệu quả trong điều kiện hội nhập sâu rộng quốc tế bắt buộc chúng ta phải thực hiện các biện pháp làm thay đổi những yếu tố có tính chất cơ cấu của nền nông nghiệp. Trong 5 năm vừa qua, chúng ta đã xác định rõ những chủ trương, đường hướng, giải pháp và bước đầu bắt tay vào thực hiện các giải pháp đó; tạo nhận thức chung trong xã hội. Tuy nhiên, quá trình này cần phải được tiếp sức mạnh mẽ hơn để biến tất cả những chủ trương đó thành những hành động thực tế và kết quả thực tế trên đồng ruộng.
PV: Hiện người dân quan tâm nhất là câu chuyện hội nhập, nhất là TPP. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại cho ngành nông nghiệp nước ta. Bộ trưởng có chia sẻ gì với lo ngại của các chuyên gia, nhà khoa học; và Bộ đã chuẩn bị đối phó với những lo ngại này như thế nào?
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Tôi rất chia sẻ với những lo ngại trên của các chuyên gia và bà con nông dân. Vì nông nghiệp nước ta là nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân sản xuất nhỏ; rất dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giảm thuế, tự do hóa thương mại... thì hàng hóa với giá rẻ của các nước có thể xâm nhập vào thị trường chúng ta; ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, sự lo ngại chính đáng đó có thể cũng chỉ đúng với một số trường hợp. Nước ta cũng có những mặt hàng mà chúng ta đã, đang và sẽ có thể xuất khẩu với hiệu quả cao hơn so với các nước khác. Ví dụ như lúa gạo. Rõ ràng, ngành lúa gạo của nước ta có thể cạnh tranh hiệu quả với các nước trong TPP như: Nhật, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Ma-lai-xi-a. Ở trong khối TPP chỉ có Mê-hi-cô sản xuất cà phê. Rõ ràng cà phê của chúng ta có thể cạnh tranh hiệu quả với cà phê của Mê-hi-cô.
 Lúa gạo được đánh giá là mặt hàng Việt Nam có thể cạnh tranh trong TPP. Ảnh: QUỐC THÁI
 
Trong lĩnh vực chăn nuôi. Dù chăn nuôi của nước ta hiện chủ yếu dựa vào các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ; trình độ kỹ thuật không cao nên giá thành cao và tính bền vững thấp. Trước tình hình đó, chúng ta cần phải bình tĩnh rà soát để chọn cho mình những hướng đi phù hợp, phát huy được lợi thế của chúng ta. Lợi thế của chúng ta là có điều kiện về khí hậu nhiệt đới, nhân công rẻ, nhưng không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có mà cần phải chủ động, tiếp thu những thành tựu về KHCN của các nước để tiếp sức, làm cho những lợi thế của chúng ta phát huy một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, vừa qua tôi đã cử các đoàn công tác tới làm việc với những nước có nền chăn nuôi tiên tiến như: Chăn nuôi lợn ở Đan Mạch; chăn nuôi gia cầm ở Mỹ; chăn nuôi gia súc ở Ô-xtrây-li-a... để tìm hiểu, tiếp thu những giống mới, công nghệ mới. Tôi cũng đã làm việc rất nhiều với cộng đồng doanh nghiệp để kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tham gia phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Mặt khác, tiếp tục thực hiện chính sách để hỗ trợ cho chăn nuôi hộ gia đình có hiệu quả cao hơn. Tôi hoàn toàn tin rằng, với tinh thần sáng tạo, chủ động của nhân dân; sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, chúng ta vẫn có thể tìm ra cách làm đúng đắn, duy trì sản xuất để tạo thu nhập cho bà con nông dân trong bối cảnh đó.
PV: Bộ trưởng vừa nhắc đến yếu tố cạnh tranh ở thị trường trong nước, quá trình hội nhập quốc tế luôn đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, đây cũng là yếu tố để cạnh tranh sản phẩm. Vậy trong thời gian tới, chúng ta có giải pháp gì để kiểm soát, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Để đáp ứng cùng một lúc rất nhiều mục tiêu như thế thì cần phải thực hiện nhiều giải pháp. Theo tôi, có hai nhóm giải pháp chính: Một là phải tổ chức lại sản xuất. Thứ hai, hỗ trợ người dân áp dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả những tiến bộ kỹ thuật. Muốn sản xuất rau an toàn, phải tổ chức cho nông dân thực hiện theo các hình thức hợp tác để cùng nhau áp dụng các quy trình sản xuất tốt. Chỉ trên cơ sở đó mới tổ chức liên kết được theo chuỗi để tiêu thụ nông sản, với giá thuận lợi hơn, bền vững hơn. Chúng ta không thể kiểm soát được nếu vẫn tiếp tục duy trì hình thức sản xuất từng hộ, với những cánh đồng, mảnh ruộng rất nhỏ lẻ và sản xuất theo quy trình mà không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo NGUYỄN KIỂM (thực hiện)/qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: việt nam

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 283


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 379495

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73426466