19:15 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động phòng, chống dịch lở mồm long móng

Thứ hai - 25/11/2019 10:16
Trước nguy cơ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc lây lan diện rộng, Bộ NNPTNT vừa có công điện khẩn đề nghị các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống.

Theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y địa phương trong thời gian gần đây, dịch bệnh lở mồm long móng đã và đang xảy ra tại nhiều tỉnh (Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Long,…).

Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, diễn biến phức tạp, nhất là khi điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, nhu cầu vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc gia tăng vào các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Bộ NNPTNT cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở chưa tốt, còn nhiều tồn tại, bất cập, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện, đặc biệt tại tuyến cơ sở; 

Trong thời gian qua, các địa phương đã và đang tập trung các nguồn lực để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nên có tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống các loại dịch bệnh khác, trong đó có bệnh lở mồm long móng.

Mầm bệnh còn lưu hành trong đàn gia súc, nhưng một số địa phương chưa tổ chức lấy mẫu kịp thời để xét nghiệm xác định bệnh, chưa tổ chức tiêm phòng vắc xin đầy đủ và kịp thời cho đàn gia súc.

Việc cung ứng, vận chuyển gia súc giống trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ con giống chưa được kiểm soát theo quy định, gia súc có triệu chứng nghi bệnh lở mồm long móng vẫn được vận chuyển và cung ứng cho các hộ dân;

Hệ thống thú y cấp thôn, xã, huyện và cấp tỉnh có nhiều thay đổi, sáp nhập, cắt giảm làm ảnh hưởng đến công tác chủ động giám sát, phòng chống dịch bệnh, không nắm bắt được thông tin dịch bệnh hoặc có nhưng chưa đầy đủ, chưa kịp thời…

Để khẩn trương khắc phục ngay những tồn tại, bất cập nêu trên, nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh tại các địa phương có dịch và chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương chưa có dịch, trong công điện khẩn do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến ký, Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các cấp khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới tại các tỉnh đã và đang có dịch bệnh lở mồm long móng, không để lây lan dịch bệnh sang các tỉnh, thành phố khác.

Hằng ngày, báo cáo đầy đủ, chi tiết và kịp thời về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống cho Cục Thú y và các Chi cục Thú y vùng theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo cần thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch xuất, nhập con giống theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo không để lây lan dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi, các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch ngay từ khi mới xảy ra, không để lây lan diện rộng.

Khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch và các địa bàn có nguy cơ cao; bảo đảm đạt 100% số gia súc thuộc diện tiêm tại vùng dịch và ít nhất 80% số gia súc thuộc diện tiêm tại các vùng nguy cơ cao; rà soát và tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng và các bệnh khác cho đàn gia súc.

Tổ chức vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại các ổ dịch, các tuyến đường và phương tiện ra vào ổ dịch, các địa điểm nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Chỉ đạo chấn chỉnh công tác chuyên môn, tổ chức phòng, chống và báo cáo dịch bệnh tại tuyến cơ sở (từ thôn/bản đến cấp xã, huyện), bảo đảm tổ chức thực hiện kịp thời và đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp làm trưởng đoàn trực tiếp đi kiểm tra tại các ổ dịch và các vùng nguy cơ cao để chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch. 

Tăng cường thông tin, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của thôn/bản, xã, phường và các phương tiện truyền thông của địa phương; hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tuyệt đối không bán chạy gia súc bệnh, không thả rông gia súc ở địa bàn đang xảy ra dịch bệnh, không vứt xác gia súc chết ra ngoài môi trường.

 

PV/omard.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1334032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68564195