21:21 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp corona

Thứ năm - 06/02/2020 04:36
Tại hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút corona gây ra do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương tổ chức chiều nay(3/2) tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, nhận dạng rõ những nguy cơ; đánh giá sát thực tế trước tác động của dịch bệnh để chủ động kế hoạch ứng phó thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản.

Rau quả, thủy sản, gỗ lâm sản và gạo là những mặt hàng được đánh giá sẽ ảnh hưởng lớn về xuất khẩu bởi dịch viêm phổi cấp do vi rút cô rô na gây ra. Nhấn mạnh đến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và sức khỏe con người, các đại biểu cho rằng, nông nghiệp sẽ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh này, bởi hiện nay phần lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Trong khi đó nhiều cam kết thương mại đã và đang được thực hiện, trong điều kiện dịch viêm phổi cấp hiện nay sẽ tác động không nhỏ đến tiêu thụ và xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Theo kịch bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong trường hợp dịch viêm phổi do vi rút corona bùng phát kéo dài nhiều tháng, các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với hiệp hội các ngành hàng, doanh nghiệp, các đơn vị ngành Công thương và các địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; ưu tiên thị trường nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản. Tập trung chỉ đạo phối hợp với các địa phương, nghiên cứu điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng địa phương…

Thông tin về tình hình thông quan nông sản qua biên giới tại một số cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Công Trưởng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho biết, đã giao cho Sở Công thương khuyến cáo đến các Sở Công thương của các tỉnh, thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp và nông dân hạn chế vận chuyển hàng hóa lên Lạng Sơn để xuất khẩu bởi vì lên thì xe vẫn phải chờ thông quan, rất dễ hỏng hàng hóa tốn kém chi phí. Trong thời điểm hiện nay tìm kiếm cơ hội xuất khẩu ở các nước khác chúng ta tính toán và xem xét còn không thì phải chờ vì đến ngày 15 tháng Giêng ( 15/2) nếu phía Trung Quốc thống nhất là 2 bên chưa có dịch bệnh corona ở khu vực biên giới thì lúc đó có thể mở cửa khẩu và sẽ khuyến cáo người dân đưa hàng hóa lên.

Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp và ngành hàng đều thống nhất trong thời điểm hiện nay sẽ chung tay cam kết thu mua để giảm bớt khó khăn của nông dân do một số mặt hàng nông sản như: thanh long, dưa hấu chưa thể xuất khẩu sang bên kia bên giới Việt – Trung.

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Centra Group Việt Nam cho biết, đối với các sản phẩm thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân và các hợp tác xã chúng tôi vẫn áp dụng chiết khấu 0% cho những sản phẩm này. Bà Nguyễn Thị Phương đề xuất Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp cho doanh nghiệp danh sách cũng như số lượng và các sản phẩm dự kiến khi xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn ứ là bao nhiêu để doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch làm makerting để quảng bá và tiêu thụ nông sản giảm bớt khó khăn cho bà con nông dân.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tháo gỡ khó khăn về sản xuất và thương mại nông sản trước dịch bệnh viêm phổi cấp cũng là dịp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách sâu sắc hơn để biến nguy cơ thành cơ hội. Theo đó nhận dạng rõ các thách thức, đánh giá sát thực tế những tác động để chủ động ứng phó trên tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhưng không hoang mang. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, ngành hàng cần chủ động những kế hoạch đảm bảo hoạt động sản xuất ứng phó với dịch viêm phổi cấp.

“Ngay trong tháng này sẽ đi xúc tiến một số thị trường ở Trung Đông, Mỹ, Nhật Bản, Braxin và những thị trường khác nhằm mục tiêu không phải là lúc này chúng ta mới mở cửa thị trường mà chúng ta làm vì chiến lược dài hơi hơn, dịp này càng thúc đẩy hơn. Chúng ta phải nhìn nhận cũng có cơ hội, tạo áp lực bức bách để đẩy mạnh tái cơ cấu sâu hơn trên cơ sở chuỗi liên kết, vùng hàng hóa lớn, chế biến sâu, liên kết chặt để chuỗi giá trị dài và mở ra các thị trường mới”– Bộ trưởngNguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Cũng tại cuộc họp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị các Bộ: Công thương, Ngoại giao, Thông tin truyền thông yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan liên quan của ngành nông nghiệp ở cơ sở và chính quyền địa phương kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa nông sản./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 334

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 329


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 396477

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73443448