12:30 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chú trọng đưa trồng trọt, chăn nuôi tiếp cận mô hình nông nghiệp 4.0

Thứ năm - 13/09/2018 04:52
Sáng 13/9, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Trên cơ sở phân tích cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn, các đại biểu dự hội nghị đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, đi sâu mổ xẻ nhiều khía cạnh khác nhau của các dự thảo Luật.

 
Đồng chí Trần Văn Mão - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị. Ảnh: Phương Thảo
Đối với dự thảo Luật Trồng trọt, dự thảo này đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật mới gồm 7 chương, 85 điều, tăng 3 điều so với dự thảo trình Quốc hội (bỏ 10 điều, ghép 21 điều thành 8 điều, tách 2 điều thành 4 điều, bổ sung 24 điều mới). Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi.

Tại hội nghị lấy ý kiến do Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức, một số ý kiến cho rằng cần bổ sung chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ bà con nông dân khắc phục sản xuất sau thiên tai bão lũ, quy định cụ thể về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thời gian cấp các loại giấy chứng nhận.

 
Đại biểu dự họp góp ý về dự thảo Luật Trồng trọt. Ảnh: Phương Thảo

Đối với dự thảo Luật Chăn nuôi, dự thảo này gồm 6 chương, 80 điều, quy định về chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Một số đại biểu dự họp nêu ý kiến góp ý quy định cụ thể việc kê khai, sản xuất, thủ tục giấy tờ đối với 1 số loại động vật trước được coi là hoang dã nay đã chuyển thành vật nuôi phổ biến của các hộ dân như hươu, nhím,…; quy định rõ các loại chất cấm trong chăn nuôi thú y; kiểm soát chất lượng các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu; chú trọng việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

 
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Thảo
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng trong 2 Luật này cần chú trọng và làm rõ nét hơn việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, đưa trồng trọt, chăn nuôi phát triển phù hợp với xu hướng mô hình nông nghiệp thông minh 4.0. 
Ngoài ra, nội dung giữa các chương và các điều cần được rút ngắn một số chi tiết để đảm bảo tính chặt chẽ hơn, cần chỉnh sửa các thuật ngữ để có sự chính xác, thống nhất khi Luật được ban hành.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Trần Văn Mão ghi nhận các ý kiến góp ý, trên cơ sở đó, Đoàn sẽ tổng hợp và có ý kiến tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: quốc hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 973566

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71200881