14:26 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển đất trồng lúa sang màu: Cẩn trọng đầu ra sản phẩm

Thứ tư - 28/05/2014 23:08
Bao năm nay, Việt Nam vẫn XK gạo với giá rẻ nhưng lại bỏ một lượng lớn ngoại tệ để NK rất nhiều ngô, đậu tương… làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Do đó, việc chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng màu với những mô hình phù hợp đang là giải pháp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ráo riết triển khai nhằm khắc phục tồn tại cố hữu trên.
Chuyển một phần diện tích trồng lúa sang màu đang là mô hình phù hợp. Ảnh: K.OANH

 

 

Ông Trần Trương Tấn Tài, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cho biết: Trong năm 2013, Việt Nam đã NK 2,3 triệu tấn ngô, tăng 27% so với cùng kỳ 2012. Theo Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT, Việt Nam duy trì sản lượng 7,5 triệu tấn ngô nông sản để đáp ứng nhu cầu thức ăn gia súc khoảng 20 - 22 triệu tấn thức ăn gia súc và thủy sản. So với sản lượng ngô cả nước hiện nay là 4,5 triệu tấn thì Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 2,5 - 3 triệu tấn ngô hạt mỗi năm.

 
Ưu tiên cây ngô

 

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trong năm 2013 toàn vùng ĐBSCL đã có 87.314 ha chuyển đổi cây trồng trên đất lúa. Trong đó, nhiều nhất là Đồng Tháp với hơn 30.000 ha, tiếp sau là Sóc Trăng, Trà Vinh và nhiều mô hình thử nghiệm khác. Dự kiến đến năm 2015, diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng màu sẽ đạt 112.000 ha và đến năm 2020 đạt 204.000 ha. Trong đó, sẽ dành 53.000 ha, tương đương 26% cho trồng ngô.

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Do có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thuận lợi nên một số tỉnh ĐBSCL có nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các sản phẩm như ngô, đậu tương,… đã giúp nông dân có lãi nhiều hơn trồng lúa.

Phát biểu tại Hội nghị chuyển đổi từ trồng cây lúa sang trồng ngô, đỗ tương và các cây trồng khác tại ĐBSCL đầu tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: Thị trường cho sản phẩm cây màu, nhất là ngô khá rộng mở do nhu cầu thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng như thủy sản ngày một tăng.

Thực tế, Việt Nam vẫn thường xuyên phải NK ngô với khối lượng lớn về làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế để trồng ngô. Có những giống ngô trồng tại đây cho năng suất lên tới 9-11 tấn/ha. Do đó, đẩy mạnh trồng ngô là lựa chọn hợp lý cả về ngắn hạn và dài hạn, góp phần quan trọng giúp Việt Nam thoát cảnh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi NK.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Trương Tấn Tài, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cho biết: Kinh nghiệm triển khai chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cho thấy, lợi nhuận thu được  từ  trồng ngô cao gấp 3 lần so với lúa trên cùng 1  đơn vị diện tích. Cụ thể, trên cùng 1ha diện tích canh tác, nếu trồng 3 vụ ngô/ năm, nông dân có thể thu được gần 72 triệu đồng/năm, nhưng nếu trồng lúa thu nhập chỉ khoảng 24 triệu đồng/năm.

Nghiên cứu kỹ thị trường

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang: Mặc dù có thể yên tâm đầu ra cho ngô nhưng với các loại nông sản khác đều khá bấp bênh. DN không tham gia thu mua, nông dân chủ yếu bán trực tiếp cho thương lái nên chưa tạo được mối liên kết giữa nông dân và DN. Điển hình nhất là việc thời gian vừa qua, tiêu thụ dưa hấu ở vùng ĐBSCL bị ách tắc do có quá nhiều địa phương tham gia trồng dưa hấu mà không có thông tin kết nối thị trường dẫn đến thu hoạch sản phẩm cùng một thời điểm khiến hàng hóa ùn tắc, giảm giá.

Do đó, cần nghiên cứu vấn đề thị trường, tránh xảy ra tình trạng người nông dân đổ xô trồng rồi chịu thua lỗ. Liên quan tới vấn đề này, ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ bổ sung: Hiện nay giữa sản xuất và tiêu thụ không có sự liên kết nên đầu ra rất bất ổn. Do đó, các phương án chuyển đổi phải tính toán kỹ lưỡng mọi khâu, trong đó tập trung cao cho việc bao tiêu đầu ra sản phẩm.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Ở ĐBSCL hiện nay, bên cạnh thành công bước đầu, vướng mắc lớn nhất của việc chuyển đổi cây trồng là tâm lý ngại chuyển đổi của người nông dân do đã gắn bó với nghề trồng lúa hàng trăm năm. Vì vậy các địa phương phải cởi bỏ bằng được rào cản này.

Liên quan tới vấn đề thị trường, địa phương cũng chỉ được định hướng nông dân trồng những loại cây đã nhìn thấy rõ đầu ra như ngô, dứt khoát không đưa cây mới vào đồng đất mà chưa tìm được đầu ra vững chắc. Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa sang các cây khác như mè, ớt, dưa hấu… cần nghiên cứu kỹ hơn, tránh tình trạng nguồn cung tăng mạnh làm giảm giá bán.

Bộ trưởng Cao Đức Phát giao Trung tâm Khuyến nông quốc gia thành lập các mô hình chuyển đổi cây trồng để hướng dẫn nông dân từ kỹ thuật trồng trọt, chăm bón cho tới thu hoạch, bảo quản nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh phải chủ động quy hoạch cụ thể vùng chuyển đổi theo từng năm, công bố cho nông dân và DN tham gia.

Theo baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 814938

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64800882