10:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyên đề giới thiệu khoa học kỷ thuật trồng và chăm sóc cây Quýt

Thứ sáu - 27/11/2015 04:26
Quýt là giống cây có múi được trồng nhiều ở nước ta, tập trung ở miền Nam. Đối với Hà Tĩnh diện tích trồng quýt không lớn so với các loại cây ăn quả khác như cam, bưởi nhưng thu nhập mà cây quýt đưa lại khá cao. Giá trị của quýt hàng hóa tăng vượt do màu sắc trái cây "bắt mắt" có vị ngọt mát hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào, hàm lượng vitamin cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác, bên cạnh đó quýt còn là cây có nhiều dược tính dùng để chữa bệnh. Để giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về khoa học kỷ thuật trồng Quýt. Cố vấn chương trình khoa giáo Tiến Sỹ Mộc Quế cùng phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Đài TT-TH huyện Kỳ Anh xin giới thiệu đến bà con nông dân khoa học kỷ thuật trồng và chăm sóc cây Quýt như sau;
                                                         Ảnh: Mô hình trồng quýt ở vùng thượng Kỳ Anh.
            Thực tế cho thấy, Quýt là loại cây dễ trồng và hầu như khắp mọi nơi, Quýt còn được chưng trong mâm ngũ quả ngày Tết của nước ta hay được trồng trong chậu trang trí thể hiện sự phồn vinh thịnh vượng. Cây quít là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt. trên thực tế hiện nay khó có nhiều loại quýt như quýt ngọt, quýt chua, quýt xốp..... nhưng tất cả các loại quýt vỏ quả đều dùng làm thuốc được.
Đối với cây quít đường thì tán cây trung bình, trái hơi dẹp hai đầu, vỏ mỏng dễ bóc, múi rời dễ tách, vỏ trái màu vàng xanh, láng, thịt trái màu cam, mềm, có nhiều nước, vị ngọt, thơm, trọng lượng trái trung bình 170 g. Đối với Quít tiều thì vỏ màu cam đậm, bề mặt vỏ láng, nổi múi khá rõ. Trái hình cầu, dẹp hai đầu, vỏ rất dễ bóc, thịt trái màu cam đậm, mềm, vị hơi chua hơn quít đường, khá nhiều nước, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình 180 g.Cây quít được trồng nhiều địa phương nơi ở nước ta, nhất là các vùng phía bắc và bắc trung bộ. Trồng bằng chiết cành hay bằng hạt. Quít thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước; Một số bộ phận được dùng làm thu
                                                          HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT 
           Lâu nay việc trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi nói chung và cây quýt nói riêng ở các hộ nông dân thường tự phát, theo kinh nghiệm dân gian là chính. Chính vì vậy mà cây thường hay bị sâu bệnh, ra hoa , đậu quả kém hiệu quả kinh tế không cao. Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quýt.
Cây quýt cũng giống như nhiều cây có múi khác có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38oC, thích hợp nhất là 23 – 29oC. Theo các nhà khoa học về ngành nông nghiệp nếu thời tiết có nhiệt độ dưới 13oC thì cây quýt sẽ ngừng sinh trưởng và dưới âm 5oC cây sẽ bị chết. Quýt cũng như những cây có múi khác thường không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ mạnh, nhiệt độ cao mà cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cam quít khoảng 10.000  đến 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong mùa nắng).
                             
                        Ảnh: Bà con nông dân các xã vùng thượng chiết ghép cây Quýt
           Cây có múi nói chung và cây quýt nói riêng có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Nhưng ngược lại chúng cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết nên phải chọn vùng đất thoát nước tốt để trồng.
Cây quýt cũng  thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày từ 0,5 – 1 m, đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5 – 7. Cây quýt giống chủ yếu bằng phương pháp ghép hoặc chiếc. Dùng cách ghép mắt chử “T” hoặc cửa sổ ghép mắt nhỏ có gỗ, ngoài ra có thể nhân giống bằng phương pháp chiếc cành.
Thời vụ trồng cam quýt ở tỉnh ta thường tiến hành hai vụ: vụ xuân tháng vào 2 đến tháng 3 và vụ hè thu vào các tháng 9 đến 10.  Thường thì cây ghép vào vụ thu năm trước trồng vào vụ xuân năm sau tỷ lệ sống cao hơn. Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông ... để đắp mô. Mô có hình tròn, đường kính 0,6 – 0,8 m; cao 0,3 – 0,5 m. Đất đắp mô có thể trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh. Hố có chiều 4 x 4 m, nhưng cũng có thể trồng dày hơn để khai thác trong những năm đầu, khi cây giao tán thì tiến hành đốn tỉa. 
          Sau khi trồng xong, trong mùa khô hạn cần phủ gốc cam quýt bằng rơm rác, cỏ khô, lá xanh một lớp dày 5-10cm để giữ ẩm và chống cỏ dại. Mặt khác, có thể trồng xen đậu tương, lạc, đậu xanh và những loài đậu đỗ khác dưới hàng cam trong 2 đến 3 năm đầu khi cây chưa khép tán để tận dụng đất, chống cỏ dại và cung cấp thêm chất hữu cơ, thêm vi khuẩn cố định đạm làm phân bón cho cây.
          Để quýt phát triển tốt cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống sâu và bệnh hại, bền cây và cho năng suất cao. Cần mạnh dạn tỉa cành giúp cho vườn thông thoáng. Hàng năm cần bón phân hữu cơ hoai cho cây, có thể bón thêm vôi. Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén trên mặt, không đào cả rễ. Không bón phân, tưới nước, bôi bùn non vào gốc cây. Nên giữ cỏ, rác cách gốc 20 – 30cm. Đầu mùa mưa dùng vôi pha phèn xanh hoặc Copper Zine quét vào gốc cây, cành cây. Đối với cây ăn quả có múi nói chung và cây quýt nói riêng thường hay mắc các loại sâu bệnh như: Sâu vẽ bùa, rầy mềm,  nhện đỏ, hay bệnh thối gốc.... Để bảo đảm cho quýt phát triển tốt cùng với việc bón phân chăm sóc cho cây trồng thì cần thường xuyên kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời các loại sâu bệnh có thể xẩy ra. Nên phun thuốc ngừa sâu bệnh vào giai đoạn cây ra đọt non và trái non. Phát hiện sớm cây bị bệnh vàng lá Greening và nhanh chóng loại bỏ, đồng thời phun thuốc phòng trừ rầy chổng cánh khi cây lên mầm non.
Theo Kỳ Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: quýt

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279


Hôm nayHôm nay : 59010

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 431837

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73478808