13:01 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng thịt trong bữa ăn gia đình

Thứ sáu - 08/11/2019 09:29
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến dần về đích của năm 2019. Nhìn lại 10 tháng đã qua, quả thực là một năm đặc biệt khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp. Thiên tai, dịch bệnh nhất là dịch tả lợn Châu phi, biến đổi khí hậu và chiến tranh thương mại đã và đang tạo nên những thách thức rất lớn đối với người sản xuất.
Xử lý trứng tại Nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân Hà Nội

Xử lý trứng tại Nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân Hà Nội

Những tháng cuối năm thường là những tháng tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi mạnh nhất, nếu chúng ta không kiểm soát tốt dịch bệnh, thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng. 

Dịch tả lợn Châu Phi và những thách thức đặt ra 

Hiện nay đối với dịch tả lợn Châu Phi, đây là câu chuyện của toàn cầu. Đối với Việt Nam, chúng ta đã huy động tổng lực toàn hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt, phản ứng nhanh trong phòng, chống dịch. Tuy chúng ta có những thiệt hại nhất định, nhưng chúng ta cũng có những thành công bước đầu trong phòng, chống các dịch bệnh, làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi heo theo hướng tiếp cận phải sống chung với dịch bệnh khi chưa có vắc xin, thuốc điều trị bệnh dịch tả lợn châu Phi. Nâng cao các biện pháp tổng hợp về an toàn sinh học và sử dụng một số sản phẩm vi sinh là biện pháp duy nhất trong chăn nuôi lợn nông hộ hiện nay. 

Chúng ta có thiếu thịt hay không? 

Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Do ảnh hưởng của số lợn bị tiêu hủy vì dịch bệnh, chúng ta có thể thiếu cục bộ ở một số nơi, thời điểm nhưng không thể thiếu nhiều. Về cơ bản, khu vực chăn nuôi lợn trang trại, doanh nghiệp vẫn duy trì an toàn, đã và đang mở rộng hết công suất chăn nuôi để góp phần ổn định thị trường.  Theo thống kê 9 tháng năm 2019, sản lượng thịt trâu tăng 3,1%, thịt bò tăng 4,2%, thịt gia cầm tăng 13,5%, trứng tăng 10% và thủy sản tăng 6,5%. Trong đó tính chi tiết ra, tổng sản lượng thịt lợn giảm khoảng 9% so với năm 2018. Về cơ bản, các nguồn protein từ các nguồn trên có thể bù đắp được phần thiếu hụt thịt lợn do ảnh hưởng của dịch. 

Giảm sức ép lên ngành thịt lợn 

Vấn đề trong lúc khó khăn thế này, cần có sự chung tay, vào cuộc của người tiêu dùng, trên bàn ăn của mỗi gia đình nên có sự chuyển dịch tiêu dùng về protein, từ thịt lợn có tỷ trọng cao, chúng ta chuyển sang ăn gia cầm, trứng, thịt bò, thịt trâu và đặc biệt là thủy sản. 

Về mặt quản lý nhà nước, ông Tống Xuân Chinh cho biết: Cục chăn nuôi đã chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp chăn nuôi, các trang trại nuôi lợn không bị dịch tả lợn châu Phi phát huy hết công suất của mình để đáp ứng cho nhu cầu cuối năm. Những cơ sở chăn nuôi nào đồng bộ đáp ứng được yêu cầu về an toàn sinh học, kết hợp với một số sản phẩm vi sinh, các biện pháp phòng trừ tổng hợp về an toàn sinh học có thể tái đàn lợn được là vấn đề rất quan trọng, cho giá thịt lợn ổn định vào cuối năm. Nhưng đặc biệt có khuyến cáo với các nông hộ, nếu sau 30 ngày bị dịch thì phải vệ sinh tiêu độc khử trùng nghiệm ngặt và phải nâng cấp được an toàn sinh học theo như khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hướng dẫn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 về tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể tái đàn nuôi thử nghiệm khoảng 10% công suất thiết kế hay số lượng thường nuôi kèm theo quá trình kiểm soát chặt chẽ của cán bộ thú y cơ sở. Dù người chăn nuôi có sốt ruột liên quan đến giá lợn tăng, liên quan đến sinh kế của người nông dân, việc nâng cấp an toàn sinh học vẫn là điều kiện bắt buộc, để tránh rủi ro khi tái đàn. 

Hệ thống khuyến nông vào cuộc 

Ngoài sự chỉ đạo của hệ thống quản lý nhà nước, của Bộ, của các cục bằng hệ thống văn bản chỉ đạo các chi cục, có một hệ thống nữa là hệ thống khuyến nông. Tức là từ trung ương sau khi tiếp nhận các quy trình công nghệ, tiếp nhận sự chỉ đạo của lãnh đạo bộ, chúng ta có một hệ thống khuyến nông đến tỉnh đến huyện đến các khuyến nông viên cơ sở và tích luỹ đến kết quả cuối cùng ấy chính là sản phẩm: đàn gà, đàn vịt và con lợn…tại các trang trại. 

Các mô hình chăn nuôi an toàn hiệu quả 

Nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Văn phòng Bộ chủ trì. Ngày 05/11/2019, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Thú y, Cục Chăn nuôi tổ chức tham quan trại gà bố mẹ, nhà máy xử lý trứng gia cầm công nghệ cao của Công ty TNHH Ba Huân và mô hình nuôi gà Lạc Thủy an toàn sinh học.

Tham quan mô hình trại gà bố mẹ và nhà máy xử lý trứng lý trứng gia cầm công nghệ cao của Công ty Ba Huân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà Hạ Thúy Hạnh đánh giá cao mô hình chăn nuôi theo chuỗi từ chăn nuôi, xử lý trứng cho đến tiêu thụ đầu ra của Công ty đều rất đảm bảo, an toàn.

Về mô hình nuôi gà Lạc Thủy, anh Bùi Đông Giang, Giám đốc HTX Gà Lạc Thủy (xã An Bình, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) cho biết, đây là giống gà bản địa, có bộ lông mọc sớm nên sức chống chọi thời tiết tốt, thích hợp nuôi cả 4 mùa trong năm. Ngoại hình đồng nhất, gà con 1 ngày tuổi lông trắng ngà; khi trưởng thành gà mái lông màu lá chuối khô nhạt, trọng lượng khoảng 1,5kg; gà trống trưởng thành lông màu đỏ mận, trọng lượng khoảng 2kg, chân nhỏ, da chân vàng, da thịt vàng, khá dễ nuôi và dễ tiêu thụ.

Chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm một cách bền vững

Đánh giá chung về thị trường cuối năm, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định: Năm nay là 1 năm khó khăn của ngành chăn nuôi khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành khắp nơi.

Xuất phát từ vấn đề này và để đảm bảo an ninh  thực phẩm cho người dân và đặc biệt dịp cuối năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chủ trương, chỉ đạo về việc chuyển đổi một bộ phận chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc săn cỏ cũng như tăng cường tuyên truyền cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt gia cầm, thịt gia súc ăn cỏ, thủy sản thay thế một phần sản phẩm thịt lợn đang bị thiếu hụt. Đây là 1 hướng chuyển đổi rất quan trọng để chúng ta đảm bảo an ninh về thực phẩm.

Một là, đối với chăn nuôi gia cầm, nếu so với con lợn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn. Hai là, chi phí về vấn đề xử lí môi trường cũng đơn giản hơn rất nhiều so với con lợn. Ba là, chúng ta đã kiểm soát hiệu quả được dịch bệnh rất tốt sau thời kì dài kiểm soát dịch cúm gia cầm từ năm 2003 đến nay.

Để việc chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm một cách bền vững, ông Chinh khuyến cáo: Bà con nông dân nên chọn quy mô, loại giống, hình thức liên kết phù hợp. Liên kết sản xuất dưới dạng hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp là hạt nhân của chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi, bởi họ có điều kiện đầu tư, công nghệ, quản lý, và thị trường để khép kín chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi từ trang trại đến bàn ăn./.

Văn Lợi/https://www.mard.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 62855

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1680990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63763212