19:23 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển động từ những quyết tâm và cách làm mới

Thứ sáu - 13/11/2015 04:11
Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Chương khóa XXX, nhiệm kỳ 2015 -2020 đề ra, đưa huyện trở thành huyện khá trong các huyện miền Tây tỉnh. Đây là mục tiêu thể hiện rõ sự quyết tâm của địa phương

Là xã thuần nông nghiệp, trong vòng 5 năm lại đây, Thanh Liên kiên trì thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây hàng hóa vào sản xuất. Cách làm của Thanh Liên là trên cơ sở quy hoạch đất đai, địa phương đã dành toàn bộ đất công ích 5% tại 48 vị trí để cho người dân đấu thầu, đồng thời cam kết với dân phải thực hiện sản xuất theo mô hình chỉ đạo của xã.

Đến thời điểm này, Thanh Liên đã có 8 mô hình kinh tế được sản xuất đại trà cho thu nhập bình quân 300 triệu đồng/ha/năm trở lên, như bí xanh, dưa hấu, đậu cô ve, bưởi Diễn.. Đặc biệt từ việc chuyển đổi ruộng đất thành công đã có 29 trang trại, gia trại được hình thành đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Xã có 385 ha đất lúa, cơ cấu trên 90% giống lúa chất lượng cao. Nhờ đó, thu nhập của người dân đã tăng hơn gấp đôi, từ 9 triệu đồng (năm 2010) lên 22 triệu đồng (năm 2015). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 đặt ra nâng thu nhập cho người dân đạt 54 triệu đồng/người/năm, tăng hơn gấp 2 lần so với hiện tại.

Để thực hiện mục tiêu trên, xã Thanh Liên xác định đi theo “3 mũi và 3 con”, gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - thương mại và bò, gà, cá. Trong nông nghiệp, ngoài sản xuất lúa, tập trung luân canh các cây trồng hàng hóa đã khẳng định hiệu quả, tiếp tục chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất, như trồng bưởi trên 10 ha vùng Chùa; bí xanh vùng Liên Yên; thanh long ruột đỏ vùng Liên Yên; mô hình cá, lợn, gà vùng Cửa Ổi...Hình thành các cụm dịch vụ tại chợ Giăng, các điểm kết nối giao thông giữa các xã, các cụm dân cư...

Tại xã Thanh Tiên có nhiều mô hình kinh tế mới trong trồng trọt và chăn nuôi cũng được nhân rộng, đem lại hiệu quả cao. Nổi bật là mô hình trồng dâu nuôi tằm; phát triển đàn dê, bò, lợn, gà hàng hóa.

Dự án nhà máy may xuất khẩu Venture Hà Lan đưa vào hoạt động giai đoạn I, thu hút 800 lao động  và đang hoàn thiện giai đoạn II đảm bảo quy mô dự án thu hút 2.000 lao động. Đây là điều kiện rất quan trọng cho việc nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc biệt tuyến đường từ trung tâm huyện đi tái định cư  thủy điện Bản Vẽ được mở rộng, nâng cấp và cầu Rạng mới đưa vào sử dụng đang tạo ra điều kiện, động lực để kinh tế dịch vụ thương mại trên địa bàn xã phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng chí Nguyễn Văn Loan – Bí thư Đảng ủy xã, chia sẻ: Với thế và lực hiện tại, Thanh Tiên có đủ niềm tin phát triển cao hơn.

Quyết tâm và cách làm mới

Đồng chí Nguyễn Văn Quế - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, khẳng định: Không chỉ ở từng địa phương, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ trước, Thanh Chương tạo ra được những thế và lực mới. Nổi bật nhất là thu nhập bình quân toàn huyện từ 11,9 triệu lên 24 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2010. Đây là cơ sở để Thanh Chương nâng cao thu nhập cho người dân lên 55 - 60 triệu đồng/người/năm, đưa Thanh Chương thành huyện khá vào cuối nhiệm kỳ.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Huyện ủy Thanh Chương đề ra 15 đề án, kế hoạch về  phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và 6 công trình trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong suốt nhiệm kỳ.

Vì thế, gắn với việc phát triển, mở rộng diện tích, tăng cường ứng dụng KHKT, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu thì tập trung nâng cao năng lực chế biến bằng việc thu hút các dự án và xây dựng thương hiệu. Tập trung chỉ đạo kèm theo các cơ chế chính sách để phát triển một số cây trồng có lợi thế trở thành hàng hóa như cam, bưởi Diễn, trám đen... Phát triển chăn nuôi theo hướng loại con có thế mạnh, gắn với thương hiệu như “gà đồi Thanh Chương”...

Cùng với việc xác định các thế mạnh để tập trung, xét về điều kiện tự nhiên, Thanh Chương có 3 vùng rõ rệt: vùng trũng; vùng đồng bằng; vùng bán sơn địa. Cả 3 vùng ấy đang được tập trung khai thác và hình thành các vệt, vùng kinh tế rõ nét.

Cụ thể, vùng trũng sẽ tập trung đưa giống lúa mới năng suất và chất lượng sản xuất vụ xuân; vụ hè thu, diện tích ít trũng thì đưa diện tích lúa ngắn ngày, năng suất cao, diện tích cao cưỡng chỉ đạo trồng ngô cung cấp cho trại bò tại Hương Sơn (Hà Tĩnh). Vùng đồng bằng, đất đai bằng phẳng thì kết hợp sản xuất 2 vụ lúa chính và rau màu. Vùng bán sơn địa, ưu tiên phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, sắn, keo, chè, cây ăn quả, cây dược liệu; gắn với phát triển gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại.

                          Theo baonghean

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 431

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 425


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1334778

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68564941