12:49 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện lạ Lâm Đồng: Trồng "lung tung" ở vườn cà phê đâu ai chê

Thứ tư - 04/09/2019 20:40
Trước thực tế giá cả các loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu bấp bênh, nhiều nông dân ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tìm hiểu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh nhiều loại cây nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.

Được sự giới thiệu của chị Ka Thuỳn – Khuyến nông viên xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, chúng tôi được đến thăm vườn trồng cà phê xen canh với nhiều loại cây ăn trái của gia đình anh Đào Xuân Hiến trú tại thôn Tân Lạc 3, xã Đinh Lạc.

Trên diện tích rộng hơn 1,2ha đất trồng cà phê, gia đình anh Hiến đã phá bỏ một phần diện tích cà phê già cỗi (hơn 8.000 m2), năng suất thấp để trồng cam đường canh, một phần diện tích cà phê còn lại được anh trồng xen các loại cây ăn trái khác.

Hiện nay, vườn cây ăn trái của anh có khoảng 1.000 cây cam đường Canh, 100 cây bơ và sầu riêng, 200 cây bưởi Dễn, 400 cây chanh ruột đỏ trồng quanh hàng rào của vườn…Các loại trái như cam đường Canh, chanh ruột đỏ, bưởi Diễn đang bắt đầu cho thu hoạch năm đầu tiên.

 chuyen la lam dong: trong 'lung tung' o vuon ca phe dau ai che hinh anh 1

Anh Hiến bên vườn cây ăn trái của mình

Xuống sâu trong vườn mới gặp được anh Hiến đang chăm sóc vườn cây ăn trái của mình. Tiếp chuyện chúng tôi, anh Hiến cho biết: Vườn nhà anh trước đây trồng cà phê nhưng khá vất vả, công nhiều mà năng suất không cao, giá cả lại không ổn định nên anh quyết định phải đổi hướng cây trồng.

Trong một lần tình cờ được tham quan vườn cây ăn trái tại huyện Lâm Hà, anh được chủ vườn cho thưởng thức một trái quýt. Lúc đầu, anh ấn tượng với vỏ quýt bởi màu vàng cam rất đặc trưng. Khi được chủ vườn “hối thúc ăn thử” xem thế nào, anh liền lấy tay bóc vỏ ra từng múi và thưởng thức cảm thấy rất sảng khoái, nước ngọt lịm và thanh mát.

Anh Hiến liền hỏi kỹ về loại trái anh được ăn, mới biết ra đó là giống cam đường Canh chứ không phải trái quýt như anh nghĩ và ý tưởng muốn đưa cây ăn trái về trồng trên đất vườn của mình bén duyên từ đó.

Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây ăn trái, cùng với nhận định khí hậu vùng đất Lâm Hà khá tương đồng với khí hậu tại địa phương, tháng 8/2016, anh Hiến đã mạnh dạn phá bỏ hơn 8.000m2 diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp để trồng cam đường Canh.

Giống cam đường Canh được anh mua về từ một người quen ở Bắc Giang. Nhận thấy cây cam đường Canh sinh trưởng phát triển tốt, cho trái nhiều, chất lượng ngon ngọt, anh Hiến quyết định nhân rộng không chỉ cam đường Canh mà còn trồng các loại cây ăn trái khác xen canh trên toàn diện tích cà phê còn lại.

Sau gần 3 năm trồng và chăm sóc, hiện nay vườn cây ăn trái bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2019, cam đường Canh với 1.000 gốc sẽ cho sản lượng khoảng 15-20 tấn, giá thị trường trung bình dao động 40.000 – 45.000 đồng/kg, mang về cho gia đình anh hơn 600 triệu đồng.

Bưởi Diễn với 200 gốc, ước tính sẽ cho sản lượng khoảng 2 tấn, với giá thị trường 50.000 – 60.000 đồng/trái, mang lại cho gia đình anh thu nhập thêm hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra, với 400 cây chanh ruột đỏ, ước tính sản lượng khoảng 4 tấn, với giá thị trường hiện nay 20.000 – 25.000 đồng/kg, sẽ mang về cho gia đình anh hơn 80 triệu đồng.

Như vậy, sau gần 3 năm, vườn cây ăn trái với chỉ 3 loại quả nói trên cũng đã mang về cho gia đình anh Hiến hơn 700 triệu đồng, chưa kể một số loại trái cây khác đang trồng ở trong vườn.

Không ngại khi chúng tôi hỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây ăn trái ở trong vườn, anh Hiến nhiệt tình chia sẻ: Muốn đạt năng suất cao thì khâu đầu tiên cần phải biết cách chọn giống, cây giống phải khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh. Tùy theo từng vùng đất xấu hay tốt mà bố trí mật độ trồng khác nhau.

Theo anh Hiến, riêng cây cam đường Canh, trên diện tích trồng thuần, anh trồng với khoảng cách 2 x 2,5 (m), mật độ dày hơn so với các vùng khác. Trồng cam đường Canh đầu tư không nhiều nhưng quan trọng là phải chịu khó học hỏi những kỹ thuật về điều hòa sinh trưởng cho cây, thời điểm khoanh (vanh) gốc, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán… bởi nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật, cây cam sẽ không ra trái, hoặc rụng trái non, nứt trái, trái sượng và nhạt.

Theo anh, để cam đường Canh ra nhiều hoa, trước khi cây ra hoa 1 tháng nên tiến hành khoanh lần thứ nhất cách gốc 30 – 40 cm, khoanh lần thứ hai sau khi cây ra hoa 1 tháng và trước khi ra lộc non để tránh rụng quả. Hiện nay, anh đang thử nghiệm hai phương pháp khoanh khác nhau (khoanh hở và khoanh mịn) để so sánh hiệu quả. Nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, cây lớn nhanh, trung bình cây cam cho được sản lượng 25-30 kg/cây, thậm chí đạt gần 60 kg/cây.

Với tay hái mấy trái cam to tròn và mọng nước mời chúng tôi, anh hớn hở nói: “Mọi người ăn thử xem thế nào, yên tâm là cam rất sạch, không dùng thuốc hóa học…”. Vừa nói, anh vừa bóc cam ăn ngon lành.

Chính sự tâm huyết tạo ra vườn cây ăn trái đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, sử dụng phòng trị bệnh bằng các biện pháp sinh học, khi bước vào vụ thu hoạch chính, anh Hiến hy vọng sẽ có nhiều thương lái đến đặt hàng và thu mua hết sản phẩm trái cây trong vườn của mình để từ đó không còn lo lắng về đầu ra, không uổng công anh ngày đêm chăm bón vườn cây ăn trái của mình.

Theo Văn Thọ/ Dân Việt

http://danviet.vn/nha-nong/chuyen-la-lam-dong-trong-lung-tung-o-vuon-ca-phe-dau-ai-che-1003232.html
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 437831

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73484802